ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VI RÚT C MẠN BẰNG THUỐC KHÁNG VI RÚT TRỰC TIẾP (DAAS) Ở BỆNH NHÂN HIV TẠI KHOA BỆNH NHIỆT ĐỚI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Đinh Ngọc Hưng1, Nguyễn Thị Thanh Lý1, Trần Văn Giang2,
1 Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Phú Thọ
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bối cảnh: Đồng nhiễm HIV/HCV là phổ biến và đặt ra nhiều vấn đề thách thức cho bệnh nhân và nhân viên y tế. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị viêm gan vi rút C mạn bằng thuốc kháng vi rút trực tiếp (DAAs) ở bệnh nhân HIV tại khoa Bệnh Nhiệt Đới - Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Phú Thọ. Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả kết quả điều trị 46 bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan vi rút C mạn ở bệnh nhân HIV, có chỉ định điều trị thuốc kháng vi rút trực tiếp (DAAs). Kết quả: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong nhóm tuổi 40 - < 50, chiếm 63,0%. Độ tuổi trung bình là 44,9 ± 5,8 tuổi. Nam giới chiếm 89%. 52,1% bệnh nhân có thói quen sử dụng nhiều rượu. Đường lây truyền HCV qua tiêm chích ma tuý, chiếm 86,9%. Chủ yếu có nồng độ AST huyết thanh tăng > 40 U/l chiếm 68,1%. Nồng độ ALT của bệnh nhân tăng chiếm tỷ lệ 66%. Giá trị chỉ số GGT huyết thanh cao với mức >200 U/l là 31,9%. Có 39,1% số bệnh nhân có mức độ xơ hoá gan F4. Số bệnh nhân có mức định lượng vi rút 4 - 6 (log10 copies/ml) là cao nhất chiếm 53,2%. 97,8% (45/46) bệnh nhân đáp ứng vi rút kéo dài sau 12 tuần điều trị. Giá trị hemoglobin, bạch cầu, tiểu cầu, creatinin, billirubin, albumin không có sự khác biệt sau 12 tuần điều trị, p>0,05. Giá trị trung bình AST, ALT, GGT, giá trị chỉ số APRI và Fib-4 thay đổi xu hướng giảm có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Giá trị định lượng vi rút sau 12 tuần điều trị có sự thay đổi rõ rệt có ý nghĩa thống kê, p< 0,001. Không ghi nhận tác dụng không mong muốn nghiêm trọng. Kết luận: Bước đầu đánh giá tính hiệu quả tốt của nhóm thuốc kháng vi rút trực tiếp (DAAs) trong điều trị nhiễm HCV ở bệnh nhân HIV. Đáp ứng vi rút tốt sau 12 tuần điều trị, cải thiện về chỉ số enzym gan và chỉ số xơ hoá gan. Không ghi nhận tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bica I, McGovern B, Dhar R, et al. Increasing Mortality Due to End-Stage Liver Disease in Patients with Human Immunodeficiency Virus Infection. Clin Infect Dis. 2001;32(3):492-497. doi:10.1086/318501
2. Smith CJ, Ryom L, Weber R, et al. Trends in underlying causes of death in people with HIV from 1999 to 2011 (D:A:D): a multicohort collaboration. The Lancet. 2014;384(9939):241-248. doi:10.1016/S0140-6736(14)60604-8
3. Pawlotsky JM, Negro F, Aghemo A, et al. EASL recommendations on treatment of hepatitis C: Final update of the series☆. J Hepatol. 2020; 73(5): 1170-1218. doi:10.1016/j.jhep.2020. 08.018
4. Berenguer J, Rodriguez E, Miralles P, et al. Sustained Virological Response to Interferon Plus Ribavirin Reduces Non-Liver-Related Mortality in Patients Coinfected With HIV and Hepatitis C Virus. Clin Infect Dis. 2012;55(5):728-736. doi:10.1093/cid/cis500
5. Prakash O, Mason A, Luftig RB, Bautista AP. Hepatitis C Virus (Hcv) And Human Immunodeficiency Virus Type 1 (Hiv-1) Infections In Alcoholics.
6. Shafran SD. HIV Coinfected Have Similar SVR Rates as HCV Monoinfected With DAAs: It’s Time to End Segregation and Integrate HIV Patients Into HCV Trials. Clin Infect Dis. 2015;61(7):1127-1134. doi:10.1093/cid/civ438
7. El Kassas M, Elbaz T, Hafez E, et al. Safety of direct antiviral agents in the management of hepatitis C. Expert Opin Drug Saf. 2016;15(12): 1643-1652. doi:10.1080/14740338.2017.1240781
8. Alessio L, Onorato L, Sangiovanni V, et al. DAA-Based Treatment for HIV–HCV-Coinfected Patients: Analysis of Factors of Sustained Virological Response in a Real-Life Study. Antivir Ther. 2020;25(4):193-201. doi:10.3851/IMP3353