TÌNH TRẠNG DỰ TRỮ SẮT Ở BỆNH NHÂN CAO TUỐI CÓ BỆNH THẬN MẠN CHƯA ĐIỀU TRỊ THAY THẾ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

Trịnh Thị Thanh Hằng1,, Nguyễn Thế Anh1, Nguyễn Hữu Việt1
1 Bệnh viện Hữu Nghị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dự trữ sắt của bệnh nhân cao tuổi ở các giai đoạn bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế tại bệnh viện Hữu Nghị. Đối tượng: 148 bệnh nhân cao tuổi được chẩn đoán bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế tại khoa Thận tiết niệu – Lọc máu, Bệnh viện Hữu Nghị từ tháng 06/2023 đến tháng 10/2023. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Qua nghiên cứu 148 bệnh nhân cao tuổi bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế, tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu nhẹ chiếm 20.9%, bệnh nhân thiếu máu vừa chiếm 3.4%, không có bệnh nhân thiếu máu nặng. 8 bệnh nhân thiếu sắt tuyệt đối, chiếm 5.4%; 26 bệnh nhân thiếu sắt chức năng, chiếm 17.6%. Có sự khác biệt về độ bão hòa transferin trung bình ở các giai đoạn CKD với p <0.05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Hoàng Trung Vinh, Phan Thế Cường, Nguyễn Anh Trí (2012). Nghiên cứu biến đổi tình trạng sắt ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối điều trị erythropoietin. Tạp chí y học thực hành, 9, 24-29.
2. Nguyễn Phương Thảo (2014), Đánh giá tình trạng dự trữ sắt qua xét nghiệm sắt và ferritin huyết thanh ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thay thế, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Chuyên ngành nội khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Thị An Thủy, Đỗ Gia Tuyển, Đặng Thị Việt Hà (2018), Đánh giá tình trạng dự trữ sắt ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thay thế qua nồng độ sắt và Ferritin huyết thanh, Tạp chí Nội khoa Việt Nam – số 16.
4. Phan Thế Cường, Hoàng Trung Vinh, Nguyễn Anh Trí (2012). Khảo sát tình trạng sắt ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối trước điều trị lọc máu chu kỳ. Tạp chí y – dược học quân sự, 8, 61-68.
5. Vương Tuyết Mai, Nguyễn Hoài Nam, Đàm Quang Trung (2015), Khảo sát tình trạng sắt, ferritin huyết thanh và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ. Tạp chí Nội khoa Việt Nam - Tài liệu Hội nghị khoa học Nội khoa toàn quốc lần IX, p. 370-375.
6. Inker, L.A., et al. (2014), KDOQI US commentary on the 2012 KDIGO clinical practice guideline for the evaluation and management of CKD. Am J Kidney Dis, 63(5): p. 713-35.
7. Kliger, A.S., et al. (2013), KDOQI US commentary on the 2012 KDIGO Clinical Practice Guideline for Anemia in CKD. American Journal of Kidney Diseases. 62(5): p. 849-859.
8. Steven Fishbane, et al. (2009), Iron indices in chronic kidney disease in the National Health and Nutritional Examination Survey 1988–2004, Clinical Journal of the American Society of Nephrology, 4(1), 57-61.