ĐẶC ĐIỂM KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ Ở NGƯỜI BỆNH HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Đoàn Thu Trà1,2,, Nguyễn Thu Trang3, Đỗ Duy Cường1,2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Trường Đại học Y tế Công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là một vấn đề xã hội rộng lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến cách mà cộng đồng hỗ trợ và tương tác với những người sống chung với HIV/AIDS. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả mức độ kỳ thị trên bệnh nhân HIV/AIDS tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với cỡ mẫu thuận tiện trên 286 người nhiễm HIV điều trị ARV tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Thông tin được thu thập gồm đặc điểm nhân khẩu học, lâm sàng và điều trị, cũng như sử dụng thang đo Berger rút gọn để đo lường kỳ thị và phân biệt đối xử. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 39,7, với tỷ lệ nam giới là 58%. Phần lớn bệnh nhân đã kết hôn (61,5%) và có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên (60%). Thu nhập bình quân hàng tháng là 6,5 triệu đồng. Số lượng CD4 trung bình là 559,7 TB/mm3 và tải lượng vi rút trung bình là 15,0 bản sao/mL. Thời gian điều trị ARV trung bình là 5,3 năm. Có 15,4% bệnh nhân mắc viêm gan B và 22,7% mắc viêm gan C. Tổng điểm kỳ thị trung bình là 27,8 ± 8,3. Các vấn đề kỳ thị cao nhất liên quan đến lo ngại về tiết lộ tình trạng HIV và thái độ của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS. Trình độ học vấn thấp và không có việc làm ổn định là hai yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến mức độ kỳ thị cao hơn đối với người nhiễm HIV. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn là rào cản lớn cho bệnh nhân HIV/AIDS, với mức độ kỳ thị cao, đòi hỏi nhu cầu cấp thiết phải giảm bớt kỳ thị và phân biệt đối xử trong xã hội, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc chăm sóc và hỗ trợ bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Babel RA, Wang P, Alessi EJ, et al. Stigma, HIV Risk, and Access to HIV Prevention and Treatment Services Among Men Who have Sex with Men (MSM) in the United States: A Scoping Review. AIDS Behav. 2021 Nov;25(11):3574-3604.
2. Chambers LA, Rueda S, Baker DN, et al. Stigma, HIV and health: a qualitative synthesis. BMC Public Health. 2015 Sep 3;15:848.
3. Reinius M, Wettergren L, Wiklander M, et al. Development of a 12-item short version of the HIV stigma scale. Health Qual Life Outcomes. 2017 May 30;15(1):115.
4. Feyissa GT, Abebe L, Girma E, Woldie M. Stigma and discrimination against people living with HIV by healthcare providers, Southwest Ethiopia. BMC Public Health. 2012;12:522.
5. Bogart LM, Cowgill BO, Kennedy D, et al. HIV-related stigma among people with HIV and their families: a qualitative analysis. AIDS Behav. 2008 Mar;12(2):244-54.
6. Li L, Wu Z, Wu S, et al. HIV-related stigma in health care settings: a survey of service providers in China. AIDS Patient Care STDS. 2007 Oct;21(10):753-62.
7. Rinehart R, Rao D, Amico RK, et al. Experienced HIV-Related Stigma and Psychological Distress in Peruvian Sexual and Gender Minorities: A Longitudinal Study to Explore Mediating Roles of Internalized HIV-Related Stigma and Coping Styles. AIDS Behav. 2019 Mar;23(3):661-674.