ĐÁNH GIÁ SUY YẾU THEO THANG ĐIỂM EDMONTON Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI NỘI TRÚ CÓ SUY TIM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Suy tim là một hội chứng lâm sàng thường gặp ở người cao tuổi. Suy yếu là một hội chứng lão hóa thể hiện quá trình tích tuổi ở người cao tuổi. Hai hội chứng này có thể đồng hiện diện trên người cao tuổi. Đến nay, dữ liệu suy yếu ở người cao tuổi có suy tim còn nhiều hạn chế. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm khảo sát tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến suy yếu ở bệnh nhân cao tuổi nội trú có suy tim. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang thu nhập các bệnh nhân ≥ 60 tuổi tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất và khoa Nội Tim mạch – Lão khoa, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long có chẩn đoán suy tim. Suy yếu được đánh giá bằng thang điểm Edmonton. Các yếu tố liên quan suy yếu được xác định bằng hồi quy logistics. Kết quả: Từ tháng 4/2023 đến tháng 10/2023, có 128 bệnh nhân được nhận vào nghiên cứu (nam giới: 51,6%, tuổi trung bình: 76,1 ± 9,5). Có 84 bệnh nhân (65,6%) được chẩn đoán suy yếu. Tỷ lệ suy tim phân suất tống máu giảm, giảm nhẹ và bảo tồn lần lượt là 46,9%, 18,0% và 35,1%. Hai yếu tố liên quan đến suy yếu theo thang điểm Edmonton là suy dinh dưỡng (OR 7,03; Khoảng tin cậy [KTC] 95% 1,75 – 28,1; P = 0,006) và rung nhĩ (OR 9,14; KTC 95% 1,23–68,1; P = 0,031). Kết luận: Ở các bệnh nhân cao tuổi nội viện có suy tim, tỷ lệ suy yếu là 65,6%. Suy dinh dưỡng và rung nhĩ là hai yếu tố liên quan đến suy yếu ở các bệnh nhân này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
suy yếu, Edmonton, suy tim
Tài liệu tham khảo
2. Uchmanowicz I, Młynarska A, Lisiak M, et al. Heart Failure and Problems with Frailty Syndrome: Why it is Time to Care About Frailty Syndrome in Heart Failure. Card Fail Rev 2019; 5(1):37-43.
3. Rockwood K. What would make a definition of frailty successful? Age Ageing 2005;34(5):432-4.
4. Madan SA, Fida N, Barman P, et al. Frailty Assessment in Advanced Heart Failure. Journal of Cardiac Failure 2016;22(10):840-44.
5. Pandey A, Kitzman D, Reeves G. Frailty Is Intertwined With Heart Failure: Mechanisms, Prevalence, Prognosis, Assessment, and Management. JACC Heart Fail 2019; 7(12): 1001-11.
6. Chioncel O, Lainscak M, Seferovic PM, et al. Epidemiology and one-year outcomes in patients with chronic heart failure and preserved, mid-range and reduced ejection fraction: an analysis of the ESC Heart Failure Long-Term Registry. Eur J Heart Fail 2017;19(12):1574-85.
7. Lê Thị Phùng, Lê Thị Hương. Sarcopenia và tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh cao tuổi nội trú tại bệnh viện. Trường Đại học Y Hà Nội Viện đào tạo Y học dự phòng và y tế công cộng – Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Blodgett J, Theou O, Kirkland S, Andreou P, Rockwood K. Frailty in NHANES: Comparing the frailty index and phenotype. Arch Gerontol Geriatr 2015;60(3):464-70.