KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HOẠI TỬ CÂN MẠC VÙNG MẶT VÁ QUANH Ổ MẮT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Giới thiệu: hoại tử cân mạc vùng mặt và quanh ổ mắt là bệnh lý hiếm gặp. Tuy nhiên, bệnh lý diễn tiến nhanh, ảnh hưởng đến thị lực và khả năng tử vong cao. Do đó, cần nắm rõ đặc điểm của viêm cân mạc hoại tử vùng mặt và quanh ổ mắt giúp chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời cải thiện tình trạng bệnh cho bệnh nhân. Phương pháp: mô tả loạt ca, ghi nhận đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân và các biến số của bệnh nhân tại Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Chợ Rẫy 2/ 2022 đến 1/2024. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi ghi nhận 15 trường hợp viêm cân mạc hoại tử sọ mặt, trong đó 12 trường hợp viêm cân mạc hoại tử quanh hốc mắt và 3 trường hợp viêm cân mạc hoại tử vùng mặt, quanh hốc mắt. Với các triệu chứng phổ biến sưng, đỏ quanh mắt, sụp mi, đau sâu trong mắt, giới hạn vận nhãn (100%), giảm thị lực (60%), mù mắt (40%), hoại tử da quanh ổ mắt và mặt (20%). Triệu chứng đau sâu trong mắt là triệu chứng nổi bật và kéo dài, bệnh nhân than phiền nhiều nhất. Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu là 20%, di chứng mắt là 100%, đau kéo dài sau phẫu thuật 5/15 (33,3%). Kết luận: Việc chẩn đoán cần xác định sớm đúng bệnh và điều trị tích cực có thể ngăn chặn diễn tiến nặng và giúp bệnh nhân hồi phục sớm cho bệnh nhân viêm cân mạc hoại tử vùng mặt, quanh ổ mắt và giảm tỷ lệ tử vong
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm cân mạc hoại tử vùng mặt, viêm cân mạc hoại tử quanh ổ mắt, viêm cân mạc hoại tử sọ mặt.
Tài liệu tham khảo
2. Dickenson A. J., Yates J. (2002), Bilateral eyelid necrosis as a complication of pseudomonal septicaemia. Br J Oral Maxillofac Surg, 40 (2), 175-6.
3. Gates R. L., Cocke W. M., Rushton T. C. (2001), Invasive streptococcal infection of the periorbita and forehead. Ann Plast Surg, 47 (5), 565-7.
4. Hu V., Turner S., Robinson F. (2008), Non-progressive periorbital necrotising fasciitis. Orbit, 27 (1), 59-62.
5. Ngô V. C.., & Trương, M. T. (2023), Khảo sát giá trị tiên lượng của thang điểm lrinec ở bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp Chí Y học Việt Nam, 526 (1B), 367-371.
6. Shimizu T., Tokuda Y. (2010), Necrotizing fasciitis. Intern Med, 49 (12), 1051-7.
7. Stamenkovic I., Lew P. D. (1984), Early recognition of potentially fatal necrotizing fasciitis. The use of frozen-section biopsy. N Engl J Med, 310 (26), 1689-93.
8. Wilson B. (1952), Necrotizing fasciitis. Am Surg, 18 (4), 416-31.