VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM TĨNH MẠCH CẢNH TRONG PHẢI TIÊN LƯỢNG TÁI NHẬP VIỆN 30 NGÀY Ở BỆNH NHÂN SUY TIM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Suy tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng gánh nặng bệnh tật cũng như nguy cơ tái nhập viện. Đánh giá chính xác tình trạng thể tích trước khi xuất viện của bệnh nhân suy tim có thể làm giảm biến cố tái nhập viện. Chúng tôi chứng minh một phương pháp không xâm lấn và thuận tiện, siêu âm đánh giá tỷ lệ thay đổi diện tích mặt cắt ngang tĩnh mạch cảnh trong phải khi thực hiện nghiệm pháp Valsalva, có thể dự đoán áp lực nhĩ phải, phản ánh tình trạng sung huyết tồn lưu. Qua đó, xác định vai trò tiên lượng của siêu âm tĩnh mạch cảnh trong phải với tình trạng tái nhập viện vì suy tim mất bù cấp trong vòng 30 ngày của bệnh nhân suy tim. Phương pháp và kết quả: nghiên cứu đoàn hệ tại một trung tâm tim mạch trên những bệnh nhân suy tim được điều trị nội trú từ tháng 10/2020 đến tháng 3/2021. Áp lực nhĩ phải được xác định bằng tỷ lệ thay đổi diện tích mặt cắt ngang tĩnh mạch cảnh trong phải ở giai đoạn căng và nghỉ của nghiệm pháp Valsalva. Kết quả dương tính được xác định khi tỷ lệ này < 66% (phản ánh áp lực nhĩ phải ≥ 12 mmHg). Mục tiêu theo dõi là tình trạng tái nhập viện và / hoặc tử vong trong 30 ngày. Tổng số 333 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu, có 153 trường hợp (45,9%) được ghi nhận dương tính khi thực hiện siêu âm. Theo dõi trong 30 ngày sau xuất viện, 38 trường hợp (11,4%) tái nhập viện do suy tim mất bù cấp. Siêu âm dương tính là yếu tố dự đoán độc lập biến cố tái nhập viện do suy tim mất bù cấp vào bất kỳ thời điểm nào trong 30 ngày sau khi xuất viện của bệnh nhân suy tim (HR = 2,097). Kết luận: Siêu âm xác định tỷ lệ thay đổi diện tích mặt cắt ngang tĩnh mạch cảnh trong phải khi thực hiện nghiệm pháp Valsalva là phương pháp không xâm lấn và dễ thực hiện để đánh giá áp lực nhĩ phải, phản ánh tình trạng sung huyết và tiên lượng tái nhập viện trong 30 ngày của bệnh nhân suy tim. Phương pháp này giúp hướng dẫn điều trị bệnh nhân suy tim nội trú, giảm tỷ lệ nhập viện
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Butler J, Braunwald E, Gheorghiade M. (2014). "Recognizing Worsening Chronic Heart Failure as an Entity and an End Point in Clinical Trials". JAMA, 312(8), pp. 789-790.
3. Mele D., Pestelli G., Molin D. D., et al. (2020). "Right Atrial Pressure Is Associated with Outcomes in Patients with Heart Failure and Indeterminate Left Ventricular Filling Pressure". J Am Soc Echocardiogr, 33(11), pp. 1345-1356.
4. Reyes E. B., Ha J. W., Firdaus I., et al. (2016). "Heart failure across Asia: Same healthcare burden but differences in organization of care". Int J Cardiol, 223, pp. 163-167.
5. Simon M. A., Schnatz R. G., Romeo J. D., et al. (2018). "Bedside Ultrasound Assessment of Jugular Venous Compliance as a Potential Point-of-Care Method to Predict Acute Decompensated Heart Failure 30-Day Readmission". J Am Heart Assoc, 7(15), pp. e008184.
6. Srivastav Shival, Jamil Radia T, Zeltser Roman. (2019). Valsalva maneuver. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2021 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK537248/.
7. Virani Salim S, Alonso Alvaro, Aparicio Hugo J, et al. (2021). "Heart disease and stroke statistics—2021 update: a report from the American Heart Association". Circulation, 143(8), pp. e254-e743.