KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ AFATINIB LIỀU LINH HOẠT Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI UTPKTBN CÓ ĐỘT BIẾN EGFR

ng Thị Thúy Hằng1,, Đỗ Anh Tú1, Nguyễn Thị Thái Hòa1, Phạm Cẩm Phương2, Nguyễn Tuấn Khôi3, Hoàng Thị Anh Thư3, Lê Tuấn Anh4, Vương Đình Thy Hảo4, Nguyễn Đắc Nhân Tâm5, Đặng Văn Khiêm6, Nguyễn Minh Hải7, Võ Thị Huyền Trang2, Phạm Văn Thái2, Đỗ Hùng Kiên1, Vũ Hà Thanh1, Trương Công Minh1, Phạm Trần Minh Châu3, Nguyễn Hoàng Gia8, Phạm Văn Luận7, Trịnh Lê Huy7,9, Nguyễn Thị Oanh7, Nguyễn Thị Bích Phượng1, Bùi Xuân Thắng1
1 Bệnh viện K
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh
4 Bệnh viện Chợ Rẫy
5 Bệnh viện Thống Nhất
6 Bệnh viện Phổi Trung ương
7 Bệnh viện 108
8 Bệnh viện Ung bướu Hà Nội
9 Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả điều trị Afatinib ở bệnh nhân cao tuổi UTPKTBN giai đoạn tiến xa có đột biến EGFR. 2. Nhận xét một số tác dung không mong muốn của điều trị trên nhóm bệnh nhân này. Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu, theo dõi dọc với mẫu thuận tiện gồm 230 bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IV ≥ 60 tuổi, có đột biến EGFR, điều trị tại 9 Khoa và Trung tâm Ung thư trên cả nước, từ 4/2018 – 06/2022 bằng Afatinib. Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 230 bệnh nhân. Tuổi trung bình là 68,4 tuổi, tỉ lệ nam 57,4%, tỉ lệ nữ 42,6%, phần lớn bệnh nhân có chỉ số toàn trạng ECOG PS 0 và 1, chiếm 94,3%; ECOG PS 2 và 3 chiếm 5,7%; 62,2% bệnh nhân không hút thuốc; di căn não và gan trước điều trị chiếm 26,5% và 7,8%. Các đột biến EGFR thường gặp (Del19, L858R) chiếm 71,7%, đột biến không thường gặp chiếm 28,3%. Bệnh nhân được khởi trị phần lớn với liều 30 mg (chiếm 59,6%) và 40mg (chiếm 38,7%), với tỉ lệ giữ nguyên liều sau 1 tháng điều trị chiếm 83,9%, tỉ lệ giảm liều chiếm 9,1%. Kết quả điều trị: tỉ lệ đáp ứng 76,5%, tỉ lệ kiểm soát bệnh: 91,7%, không khác biệt giữa điều trị liều trên hay dưới 40 mg; thời gian sống thêm đến khi thất bại điều trị (mTTF) là 16,6 tháng. Đối với bệnh nhân di căn não, tỉ lệ đáp ứng là 73,8%, mTTF 12,5 tháng. Tác dụng phụ trên da và niêm mạc chủ yếu gặp viêm quanh móng (chiếm 37%) và tiêu chảy (chiếm 58,3%), phần lớn độ 1,2, giảm liều theo dung nạp giúp kéo dài mTTF trong khi kiểm soát độc tính tốt hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cancer today. Accessed December 26, 2023. http://gco.iarc.fr/today/home
2. Hung LJ, Hsu PC, Yang CT, et al. Effectiveness and safety of afatinib, gefitinib, and erlotinib for treatment-naïve elderly patients with epidermal growth factor receptor-mutated advanced non-small-cell lung cancer: a multi-institute retrospective study. Aging (Albany NY). 2024; 16(1):550-567. doi:10.18632/aging.205395
3. Imai H, Kaira K, Suzuki K, et al. A phase II study of afatinib treatment for elderly patients with previously untreated advanced non-small-cell lung cancer harboring EGFR mutations. Lung Cancer. 2018; 126: 41-47. doi:10.1016/ j.lungcan. 2018.10.014
4. Ho GF, Chai CS, Alip A, et al. Real-world experience of first-line afatinib in patients with EGFR-mutant advanced NSCLC: a multicenter observational study. BMC Cancer. 2019;19(1):896. doi:10.1186/s12885-019-6107-1
5. Brueckl WM, Reck M, Schäfer H, et al. Older patients with EGFR mutation-positive non-small cell lung cancer treated with afatinib in clinical practice: A subset analysis of the non-interventional GIDEON study. Journal of Geriatric Oncology. 2023; 14(1). doi: 10.1016/j.jgo. 2022.10.009
6. Halmos B, Tan EH, Soo RA, et al. Impact of afatinib dose modification on safety and effectiveness in patients with EGFR mutation-positive advanced NSCLC: Results from a global real-world study (RealGiDo). Lung Cancer. 2019; 127: 103-111. doi: 10.1016/j.lungcan. 2018.10.028
7. The clinical efficacy of Afatinib 30 mg daily as starting dose may not be inferior to Afatinib 40 mg daily in patients with stage IV lung Adenocarcinoma harboring exon 19 or exon 21 mutations - PubMed. Accessed February 4, 2024. https://pubmed.ncbi.nlm.nih. gov/29237484/
8. Park K, Tan EH, O’Byrne K, et al. Afatinib versus gefitinib as first-line treatment of patients with EGFR mutation-positive non-small-cell lung cancer (LUX-Lung 7): a phase 2B, open-label, randomised controlled trial. Lancet Oncol. 2016;17(5): 577-589. doi: 10.1016/S1470-2045 (16)30033-X
9. Wu YL, Zhou C, Hu CP, et al. Afatinib versus cisplatin plus gemcitabine for first-line treatment of Asian patients with advanced non-small-cell lung cancer harbouring EGFR mutations (LUX-Lung 6): an open-label, randomised phase 3 trial. Lancet Oncol. 2014;15(2): 213-222. doi:10.1016/ S1470-2045(13)70604-1
10. Tan WL, Ng QS, Lim C, et al. Influence of afatinib dose on outcomes of advanced EGFR-mutant NSCLC patients with brain metastases. BMC Cancer. 2018;18(1): 1198. doi: 10.1186/ s12885-018-5110-2