ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ VÀ XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA VIÊM MÀNG NÃO, NÃO THẤT SAU PHẪU THUẬT SỌ NÃO TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU - BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Đinh Ngọc Hưng1,, Nguyễn Đăng Tố1, Trần Văn Giang2
1 Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Phú Thọ
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm màng não-não thất sau phẫu thuật sọ não là một tình trạng bệnh lý nặng, tỷ lệ tử vong cao, di chứng thần kinh nặng nề dẫn đến kéo dài thời gian nằm viện. Mục tiêu: Đánh giá yếu tố nguy cơ xuất hiện viêm màng não-não thất sau phẫu thuật sọ não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu 179 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật mở sọ, có 36 bệnh nhân xuất hiện viêm màng não-não thất, so sánh yếu tố liên quan giữa 2 nhóm. Kết quả: Có 179 bệnh nhân được lựa chọn, trong đó 36 bệnh nhân xuất hiện viêm màng não-não thất, tỷ lệ 20,1%. Không có sự khác biệt về giới và tuổi giữa 2 nhóm. Nhóm xuất hiện viêm màng não có các đặc điểm khác biệt: phẫu thuật do tai nạn giao thông (38,9%) và đột quỵ chảy máu não (38,9%), tổn thương chủ đạo là máu tụ nhu mô não (52,8%) và máu tụ dưới màng cứng (41,7%), có điểm Glasgow trước phẫu thuật thấp <9 điểm (77,8%), có thể tích khối máu tụ lớn > 60 cm3 (97,7%), tỷ lệ phẫu thuật cấp cứu, tỷ lệ thở máy trước phẫu thuật cao hơn (p < 0,05). Yếu tố nguy cơ trong hồi quy logistic đơn biến là: Glasgow < 9 điểm, thở máy trước phẫu thuật, phẫu thuật cấp cứu, thể tích khối máu tụ > 60 cm3; trong hồi quy logistic đa biến là: Glasgow < 9 điểm và thể tích khối máu tụ > 60 cm3 (p < 0,05). Kết luận: Viêm màng não-não thất sau phẫu thuật sọ não tại khoa hồi sức chiếm tỷ lệ cao, đánh giá các yếu tố nguy cơ giúp chẩn đoán và điều trị sớm nhằm cải thiện kết quả điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kourbeti IS, Vakis AF, Ziakas P, et al. Infections in patients undergoing craniotomy: risk factors associated with post-craniotomy meningitis. JNS. 2015;122(5):1113-1119. doi:10. 3171/ 2014.8.JNS132557
2. Reichert MCF, Medeiros EAS, Ferraz FAP. Hospital-acquired meningitis in patients undergoing craniotomy: Incidence, evolution, and risk factors. American Journal of Infection Control. 2002; 30(3): 158-164. doi: 10.1067/mic.2002. 119925
3. Kubilay Z, Amini S, Fauerbach LL, Archibald L, Friedman WA, Layon AJ. Decreasing ventricular infections through the use of a ventriculostomy placement bundle: experience at a single institution: Clinical article. JNS. 2013; 118(3): 514-520. doi:10.3171/ 2012.11.JNS121336
4. Hussein K, Bitterman R, Shofty B, Paul M, Neuberger A. Management of post-neurosurgical meningitis: narrative review. Clinical Microbiology and Infection. 2017;23(9):621-628. doi:10.1016/ j.cmi.2017.05.013
5. Leib SL, Boscacci R, Gratzl O, Zimmerli W. Predictive Value of Cerebrospinal Fluid (CSF) Lactate Level Versus CSF/Blood Glucose Ratio for the Diagnosis of Bacterial Meningitis Following Neurosurgery. CLIN INFECT DIS. 1999;29(1):69-74. doi:10.1086/520184
6. Chen C, Zhang B, Yu S, et al. The Incidence and Risk Factors of Meningitis after Major Craniotomy in China: A Retrospective Cohort Study. Shamji M, ed. PLoS ONE. 2014;9(7): e101961. doi:10.1371/journal.pone.0101961
7. Korinek AM, Baugnon T, Golmard JL, van Effenterre R, Coriat P, Puybasset L. Risk Factors for Adult Nosocomial Meningitis After Craniotomy Roleof Antibiotic Prophylaxis. Neurosurgery. 2006;59(1):126-133. doi:10.1227/ 01.NEU.0000220477.47323.92
8. Nhung KH, Chinh LQ. Đặc điểm lâm sàng và yếu tố nguy cơ viêm não thất ở bệnh nhân chảy máu não thất được đặt dẫn lưu não thất. TCNCYH. 2022;152(4):42-53. doi:10.52852/ tcncyh.v152i4.681