ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGẮN HẠN SỬ DỤNG HAI ĐỘNG MẠCH NGỰC TRONG CHO PHẪU THUẬT BẮC CẦU MẠCH VÀNH KHÔNG SỬ DỤNG TUẦN HOÀN NGOÀI CƠ THỂ

Phạm Thanh Bình1, Văn Hùng Dũng1,2,, Bùi Minh Trạng1, Hồ Huỳnh Quang Trí1, Nguyễn Đắc Khoa1, Châu Chí Linh1, Hoàng Niên Nhâm1, Nguyễn Văn Thạch1
1 Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: sử dụng cả hai động mạch ngực trong cho phẫu thuật bắc cầu động mạch vành có hay không có hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể vẫn còn nhiều bàn cãi. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, một trung tâm dựa trên quy trình thống nhất về phẫu thuật bắc cầu động mạch vành không tuần hoàn ngoài cơ thể tại Viện Tim TP.HCM từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 9 năm 2022. Kết quả: Tổng số bệnh nhân trong nghiên cứu là 389 (nam giới 73%, tuổi trung bình 62,4). Bệnh nền nhiều nhất là tăng huyết áp (80%), rối loạn chuyển hóa lipid (44%) và đái tháo đường (31%). Đau ngực không ổn định chiếm 71,2%. Bệnh thân chung và ba nhánh mạch vành là 262 trường hợp. Chỉ số EuroScore II trung vị trước mổ 1,19%. Phân suất tống máu thất trái trung bình 56,9 ± 13,3%. Tĩnh mạch hiển được sử dụng trong 229 trường hợp. Phức hợp cầu nối hai động mạch ngực trong kiểu chữ Y được sử dụng nhiều nhất (85%). Số cầu nối trung bình là 2,9 ± 0,6. Chỉ 2 bệnh nhân cần chuyển sang chạy tuần hoàn ngoài cơ thể. Sau mổ, nhiễm trùng huyết (17 bệnh nhân) và viêm phổi (19 bệnh nhân) là hai biến chứng gặp nhiều nhất. 5 bệnh nhân suy tim nặng cần đặt bóng đối xung sau mổ. Tử vong trong 30 ngày: 2 bệnh nhân đều do suy tim nặng đi kèm nhiễm trùng huyết. Phân độ NYHA II chiếm 90% và không ghi nhận đau ngực tái phát ở thời điểm 3 tháng sau mổ. Kết luận: phẫu thuật bắc cầu động mạch vành không tuần hoàn ngoài cơ thể sử dụng cả hai động mạch ngực trong là một chọn lựa an toàn và hiệu quả đặc biệt cho các trường hợp nguy cơ cao. Phương pháp này vẫn bảo đảm tái tưới máu toàn bộ và cho kết quả ngắn hạn rất khả quan. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Văn Hùng Dũng, Phạm Thanh Bình, Châu Chí Linh, Hoàng Anh Khôi, Nguyễn Thị Như Hà. Sử dụng hai động mạch ngực trong làm tất cả các cầu nối động mạch vành tại Viện Tim TP.HCM. Tạp chí Phẫu thuật Lồng ngực Tim mạch Việt Nam. 2021;34:5-10.
2. Gatti G, Soso P, Dell'Angela L, Maschietto L, Dreas L, Benussi B, et al. Routine use of bilateral internal thoracic artery grafts for left-sided myocardial revascularization in insulin-dependent diabetic patients: early and long-term outcomes. Euro J Cardio-Thorac Surg. 2015;48(1):115-20.
3. Dorman MJ, Kurlansky PA, Traad EA, Galbut DL, Zucker M, Ebra G. Bilateral Internal Mammary Artery Grafting Enhances Survival in Diabetic Patients. Circulation. 2012;126(25):2935-42.
4. Taggart DP, Gaudino MF, Gerry S, Gray A, Lees B, Sajja LR, et al. Ten-year outcomes after off-pump versus on-pump coronary artery bypass grafting: Insights from the Arterial Revascularization Trial. J Thorac Cardiovasc Surg 2021;162(2):591-9.e8.
5. Lamy A, Devereaux PJ, Prabhakaran D, Taggart DP, Hu S, Straka Z, et al. Five-Year Outcomes after Off-Pump or On-Pump Coronary-Artery Bypass Grafting. N Eng J Med. 2016;375(24):2359-68.
6. Nguyễn Thành Luân, Trần Quyết Tiến. Kết quả sớm phẫu thuật bắc cầu động mạch vành không dùng tuần hoàn ngoài cơ thể tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học Việt Nam 2021;500(1):243 - 9.
7. Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Hoàng Định, Vũ Trí Thanh. Tái tuần hoàn toàn bộ hệ động mạch vành có thể thực hiện với kỹ thuật không sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể. Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh. 2014;18(1):126 - 32.
8. Buttar SN, Yan TD, Taggart DP, Tian DH. Long-term and short-term outcomes of using bilateral internal mammary artery grafting versus left internal mammary artery grafting: a meta-analysis. Heart (BCS). 2017;103(18):1419-26.