NHẬN XÉT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG KHAY CHỈNH RĂNG TRONG SUỐT Ở NHÓM NGƯỜI BỆNH NẮN CHỈNH RĂNG KHÔNG NHỔ RĂNG

Nguyễn Lê Ngọc Khanh1,, Nguyễn Thị Thúy Nga1, Đặng Thị Vỹ1, Trần Hải Hà1, Lê Thu Hương1
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị của nhóm bệnh nhân Việt Nam nắn chỉnh răng không nhổ răng được điều trị bằng khay trong suốt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu gồm 31 người bệnh từ  15 đến 49 tuổi được khám và điều trị nắn chỉnh răng ở bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội. Các kết quả nghiên cứu được đánh giá trên phầm mềm mô phỏng Clincheck, mẫu hàm số hóa và phim sọ nghiêng. Sử dụng thống kê toán học để phân tích số liệu thu thập được. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 25,7 tuổi, tỷ lệ nam:nữ là 1:2,9. Trong 31 người bệnh được điều trị bằng khay trong suốt, 67,6% trường hợp kết thúc điều trị bằng 2 loạt khay, 32,4% người bệnh được điều trị hoàn tất với 3 loạt khay. Thời gian điều trị trung bình là 14,58 tháng. Chiều rộng liên răng nanh tăng ở hàm trên nhiều hơn là ở hàm dưới sau điều trị, lần lượt là 1,26±2,38 và 0,71±1,9, khoảng liên răng hàm lớn hàm trên – hàm dưới tăng lần lượt là 2,46±1,56 và 2,83±2,07mm. Trong 14 người bệnh có tương quan xương loại II, chỉ số góc SNA và chỉ số Witts có sự giảm có ý nghĩa trước và sau điều trị. Các chỉ số về góc nghiêng và vị trí của răng cửa hàm trên so với NA, răng cửa hàm dưới so với NB, góc trục răng cửa HT với MP hàm trên đều giảm có ý nghĩa thống kê. Kết luận:  khay trong suốt có hiệu quả điều trị làm rộng cung răng, hiệu quả trong các trường hợp khớp cắn sâu, người bệnh lệch lạc khớp cắn mức độ nhẹ hoặc trung bình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

(PDF) Biomechanics of Aligners: Literature Review. Accessed January 13, 2022. https://www.researchgate.net/publication/349647334_Biomechanics_of_Aligners_Literature_Review
2. Castroflorio T, Gamerro EF, Caviglia GP, Deregibus A. Biochemical markers of bone metabolism during early orthodontic tooth movement with aligners. Angle Orthod. 2017;87(1):74-81. doi:10.2319/022416-159.1.
3. Harris K, Ojima K, Dan C, Upadhyay M, Alshehri A, Kuo C-L, Mu J, Uribe F, Nanda RJPiO. Evaluation of open bite closure using clear aligners: a retrospective study. 2020;21(1):1-9.
4. Baneshi M. Effectiveness of clear orthodontic aligners in correcting malocclusion-systematic review.
5. Zheng M, Liu R, Ni Z, Yu ZJO, research c. Efficiency, effectiveness and treatment stability of clear aligners: A systematic review and meta‐analysis. 2017;20(3):127-133.
6. Morales-Burruezo I, Gandía-Franco JL, Cobo J, Vela-Hernández A, Bellot-Arcís C. Arch expansion with the Invisalign system: Efficacy and predictability. PLoS One. 2020;15(12):e0242979. doi:10.1371/journal.pone.0242979
7. Zhou N, Guo J. Efficiency of upper arch expansion with the Invisalign system. Angle Orthod. 2020;90(1):23-30. doi:10.2319/022719-151.1
8. Ravera S, Castroflorio T, Garino F, Daher S, Cugliari G, Deregibus A. Maxillary molar distalization with aligners in adult patients: a multicenter retrospective study. Prog Orthod. 2016;17:12. doi:10.1186/s40510-016-0126-0
9. Caruso S, Nota A, Ehsani S, Maddalone E, Ojima K, Tecco S. Impact of molar teeth distalization with clear aligners on occlusal vertical dimension: a retrospective study. BMC Oral Health. 2019;19(1):182. doi:10.1186/s12903-019-0880-8