NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VẠT NHÁNH XUYÊN MŨ CHẬU NÔNG TỰ DO CHE PHỦ KHUYẾT HỔNG MÔ MỀM CHI TRÊN

Nguyễn Tấn Bảo Ân1,, Mai Trọng Tường2, Tống Xuân Vũ2, Văn Tiến Chương2, Huỳnh Quang Tuyến2, Trần Phan Vinh Hiển2, Đoàn Nguyễn Nhật Tín2
1 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Tp.Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các khuyết hổng mô mềm vùng cổ, bàn tay thường dễ lộ các cấu trúc quí, nên cần phải che phủ sớm bằng vật liệu tốt. Các vạt da cân vùng cẳng tay cuống ngoại vi thường được sử dụng rộng rãi để che phủ vùng này. Tuy nhiên việc dùng vạt vùng cẳng tay có hai bất lợi là phải hi sinh động mạch chính ở cẳng tay và để lại sẹo rất xấu ở nơi cho vạt. Một lựa chọn khác để che phủ vùng cổ, bàn tay là vạt nhánh xuyên mũ châụ nông sử dụng dưới dạng tự do (VNXMCN) với ưu điểm như: chất liệu che phủ tốt, tin cậy, mỏng, không cần lọc mỡ,  và có thể che phủ diện tích lớn, sẹo nơi lấy vạt có tính thẩm mỹ cao... Nhưng các dữ liệu lâm sàng của VNXMCN chưa nhiều. Do vậy, đòi hỏi cần phải có một nghiên cứu để đánh giá kết quả của VNXMCN trong che phủ các khuyết hổng mô mềm ở cổ tay, bàn tay. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: báo cáo hàng loạt ca, tiến cứu. 8 bệnh nhân với 8 VNXMCN tự do được thiết để che phủ các khuyết hổng mô mềm vùng cổ bàn tay lộ gân, xương, tại Khoa Vi phẫu – Tạo hình, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9/2019 đến tháng 9/2020. Bệnh nhân được theo dõi ít nhất là 2 tháng, để đánh giá tình trạng vạt da. Kết quả: Tất cả các vạt da đều sống. Tuy nhiên có 1 trường hợp hoại tử mép da và 1 trường hợp bị ứ máu tĩnh mạch dẫn đến hoại tử lớp nông đầu xa của vạt da, tuy vậy vết thương lành hoàn toàn sau 20 ngày chăm sóc. Nơi cho vạt: 5 bệnh nhân được đóng da trực tiếp, 3 bệnh nhân còn lại phải ghép da mỏng. Kích thước vạt lớn 8 x12 cm. Vạt da có thể che phủ nhiều vị trí vùng cổ bàn tay, cổ tay (1 trường hợp), mặt mu tay bàn (2 trường hợp), lòng bàn tay (2 trường hợp), mỏm cụt bàn tay 2 trường hợp, ngón tay (1 trường hợp). Bàn luận: VNXMCN sử dụng trong che phủ các khuyết hổng mô mềm vùng cổ bàn tay có độ tin cậy cao. Vạt có thể thiết kế với kích thước lớn, đáng cậy và linh động, vạt mỏng, sẹo nơi cho vạt có thể đóng kín ngay thì đầu, sẹo thẩm mỹ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

. Hong JP, Sun SH, Ben-Nakhi M. Modified superficial circumflex iliac artery perforator flap and supermicrosurgery technique for lower extremity reconstruction: a new approach for moderate-sized defects. Ann Plast Surg 2013;71:380–3.
2. Hong JP. The use of supermicrosurgery in lower extremity reconstruction: the next step in evolution. Plast Reconstr Surg 2009;123:230–5.
3. McGregor IA, Jackson IT. The groin flap. Br J Plast Surg 1972;25:3–16.
4. Daniel RK, Taylor GI. Distant transfer of an island flap by microvascular anastomoses. A clinical technique. Plast Reconstr Surg 1973;52:111
5. Koshima I, Nanba Y, Tsutsui T, et al. Superficial circumflex iliac artery perforator flap for reconstruction of limb defects. Plast Reconstr Surg 2004;113:233–40.
6. Suh YC, Hong JP, Suh HP. Elevation technique for medial branch based superficial circumflex iliac artery perforator flap. Handchir Mikrochir Plast Chir 2018;50:256–8.
7. Yoshimatsu H, Steinbacher J, Meng S, et al. Superficial circumflex iliac artery perforator flap: an anatomical study of the correlation of the superficial and the deep branches of the artery and evaluation of perfusion from the deep branch to the sartorius muscle and the iliac bone. Plast Reconstr Surg 2019;143:589–602.
8. Suh HS, Jeong HH, Choi DH, et al. Study of the medial superficial perforator of the superficial circumflex iliac artery perforator flap using computed tomographic angiography and surgical anatomy in 142 patients. Plast Reconstr Surg 2017;139:738–48.