VAI TRÒ CỦA PET/CT TRONG CHẨN ĐOÁN GIAI ĐOẠN VÀ LẬP KẾ HOẠCH XẠ TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN III TẠI BỆNH VIỆN K

Trịnh Lê Huy1, Nguyễn Văn Long2,, Nguyễn Công Hoàng2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện để đánh giá vai trò của 18-FDG PET trước khi lập kế hoạch xạ trong chiến lược điều trị và lập kế hoạch xạ trị. Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III không mổ được chẩn đoán giai đoạn ban đầu bằng CT toàn thân 64 dãy, MRI sọ não và Xạ hình xương. Những bệnh nhân này sẽ được chụp 18FDG-PET, trong trường hợp giữ nguyên giai đoạn sẽ được lập kế hoạch xạ trị. Ở bước đầu tiên, bác sĩ sẽ lập kế hoạch xạ trị  dựa trên film chụp CT mô phỏng và không có kết quả của PET/CT. Cùng một bác sĩ sẽ lập lại kế hoạch của bệnh nhân có dựa trên kết quả của PET/CT. 2 kế hoạch của từng bệnh nhân sẽ được so sánh PTV, liều xạ phổi trung bình, liều V20 phổi, liều Dmax tuỷ, V50 tim, liều trung bình thực quản. Kết quả: Trong 35 bệnh nhân nghiên cứu, phát hiện thêm tổn thương di căn xa sau khi chụp PET ở 8 bệnh nhân (22.8%) những bệnh nhân này sẽ chuyển từ mục tiêu điều trị triệt căn sang điều trị giảm nhẹ. Trong 27 bệnh nhân giữ nguyên giai đoạn, kế hoạch xạ trị có sự điều chỉnh trong 15 bệnh nhân (55.5%) trong đó, có 4 bệnh nhân phần biệt xẹp phổi và tổn thương ung thư. 10 bệnh nhân phát hiện thêm tổn thương hạch (37%) và 1 tổn thương nhu mô khác thuỳ. Việc tăng thể tích xạ dẫn tới tăng liều xạ trung bình phổi, V20 phổi và liều trung bình thực quản. Thay đổi thể tích xạ ở bệnh nhân xẹp phổi dẫn tới giảm độc tính vào cơ quan lành. Kết luận: PET/CT có giá trị cao trong phát hiện tổn thương di căn xa và tổn thương tại phổi đặc biệt là hạch trung thất di căn. Đánh giá bằng PET/CT cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ trước điều trị cho thấy sự thay đổi đáng kể về chiến lược điều trị và kế hoạch xạ trị của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Weder W., Schmid R.A., Bruchhaus H. và cộng sự. (1998). Detection of extrathoracic metastases by positron emission tomography in lung cancer. Ann Thorac Surg, 66(3), 886–892; discussion 892-893.
2. Mac Manus M.P., Hicks R.J., Ball D.L. và cộng sự. (2001). F-18 fluorodeoxyglucose positron emission tomography staging in radical radiotherapy candidates with nonsmall cell lung carcinoma: powerful correlation with survival and high impact on treatment. Cancer, 92(4), 886–895.
3. Impact of FDG-PET on radiation therapy volume delineation in non–small-cell lung cancer - International Journal of Radiation Oncology, Biology, Physics. , accessed: 24/09/2020.
4. Pommier P., Touboul E., Chabaud S. và cộng sự. (2010). Impact of (18)F-FDG PET on treatment strategy and 3D radiotherapy planning in non-small cell lung cancer: A prospective multicenter study. AJR Am J Roentgenol, 195(2), 350–355.
5. Li X., Zhang H., Xing L. và cộng sự. (2012). Mediastinal lymph nodes staging by 18F-FDG PET/CT for early stage non-small cell lung cancer: a multicenter study. Radiother Oncol J Eur Soc Ther Radiol Oncol, 102(2), 246–250.
6. Hellwig D., Baum R.P., và Kirsch C. (2009). FDG-PET, PET/CT and conventional nuclear medicine procedures in the evaluation of lung cancer: a systematic review. Nukl Nucl Med, 48(2), 59–69, quiz N8-9.
7. Senan S., De Ruysscher D., Giraud P. và cộng sự. (2004). Literature-based recommendations for treatment planning and execution in high-dose radiotherapy for lung cancer. Radiother Oncol J Eur Soc Ther Radiol Oncol, 71(2), 139–146.
8. Nestle U., Walter K., Schmidt S. và cộng sự. (1999). 18F-deoxyglucose positron emission tomography (FDG-PET) for the planning of radiotherapy in lung cancer: high impact in patients with atelectasis. Int J Radiat Oncol Biol Phys, 44(3), 593–597.
9. van Der Wel A., Nijsten S., Hochstenbag M. và cộng sự. (2005). Increased therapeutic ratio by 18FDG-PET CT planning in patients with clinical CT stage N2-N3M0 non-small-cell lung cancer: a modeling study. Int J Radiat Oncol Biol Phys, 61(3), 649–655.
10. Yin L.-J., Yu X.-B., Ren Y.-G. và cộng sự. (2013). Utilization of PET-CT in target volume delineation for three-dimensional conformal radiotherapy in patients with non-small cell lung cancer and atelectasis. Multidiscip Respir Med, 8(1), 21.