SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TUYẾN HUYỆN TRỰC TIẾP THAM GIA PHÒNG CHỐNG COVID 19
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế (NVYT) tuyến huyện trực tiếp tham gia phòng chống COVID-19 tại 7 tỉnh thành trọng điểm năm 2021-2022. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: nghiên cứu trên 249 NVYT tuyến huyện cho thấy, tỷ lệ NVYT tuyến huyện chỉ tham gia chống dịch tại cơ quan đang công tác ở năm 2022 (70,2%) cao hơn năm 2021 (59,0%). Thời gian trung bình NVYT tuyến huyện năm 2021 tiếp xúc bệnh nhân COVID-19 hoặc người nghi nhiễm chiểm tỷ lệ cao nhất ở khoảng từ 8-12 giờ/ngày (32,4%). Sang năm 2022, có tới 32,7% NVYT tuyến huyện phải tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người nghi nhiễm trong thời gian trung bình là ≥12 giờ/ngày. Trong cả 2 lần chống dịch đầu tiên của cả 2 năm, tỷ lệ NVYT lo lắng dịch bệnh COVID 19 không được kiểm soát, lo lắng có thể bị nhiễm COVID-19, lo lắng phơi nhiễm với các trường hợp bị COVID-19 mà không biết hay cảm thấy cô đơn khi xa cách người thân dài ngày cao hơn rõ rệt so với việc lo lắng về thiếu đồ bảo hộ hay nản chí vì kết quả công việc không như mong muốn. Tuy phần lớn NVYT tuyến huyện không gặp vấn đề sang chấn tâm lý (PTSD) sau đại dịch nhưng có một tỷ lệ đáng kể NVYT có khả năng mắc PTSD và cần có sự theo dõi y tế (23; 9,2%), mắc PTSD (5; 2,0%) hay mắc PTSD với triệu chứng nghiêm trọng (9; 3,6%). Việc lo lắng thiếu đồ bảo hộ đạt tiêu chuẩn là yếu tố duy nhất làm tăng nguy cơ mắc PTSD ở NVYT tuyến huyện lên 2,47 lần (95%CI: 1,03 – 5,91) có ý nghĩa thống kê.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tâm thần, nhân viên y tế, COVID-19, tuyến huyện
Tài liệu tham khảo
2. Worldmeters. COVID-19 Coronavirus pandemic. https://www.worldometers.info/coronavirus/
3. World Health Organization. COVID-19 in Viet Nam Situation Report 108. Accessed January, 10, 2024.
4. Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thanh Thảo, Phạm Thị Quân, Tạ Thị Kim Nhung, Nguyễn Thị Quỳnh, Nguyễn Huy Hoàng, Trần Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị Vinh. Tác động của đại dịch Covid-19 tới nhân Viên Y Tế tại Hà Nội năm 2020. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2021;144(8):1-8. doi: https://doi.org/10.52852/tcncyh. v144i8.458.
5. Khổng Văn Cường, Đỗ Nam Khánh, Trương Hoàng Anh, Lê Minh Giang. Thực trạng nhân lực y tế tuyến xã tham gia phòng chống Covid-19 tại một số tỉnh trọng điểm trong năm 2021, 2022. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 04/27 2023;165(4): 217-225. doi:10.52852/tcncyh.v165i4.1534
6. Trần Thanh Thúy, Đỗ Nam Khánh, Trần Thị Hảo, Trương Hoàng Anh, Lê Minh Giang. Thực trạng Tham Gia phòng chống dịch Covid-19 của nhân Viên Y Tế tuyến huyện tại một số tỉnh năm 2021 Và 2022. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2023;165(4): 208-216. doi:https://doi.org/10. 52852/tcncyh.v165i4.1533.
7. Li Y, Scherer N, Felix L, Kuper H. Prevalence of depression, anxiety and post-traumatic stress disorder in health care workers during the COVID-19 pandemic: A systematic review and meta-analysis. PLoS One. 2021;16(3):e0246454. doi:10. 1371/journal.pone.0246454
8. Đỗ Nam Khánh, Lê Minh Giang, Hoàng Thị Hải Vân. Thách thức về sức khỏe thể chất của nhân viên y tế tuyến xã tham gia phòng chống COVID-19 năm 2021-2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;533(1B):308-312.