ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG MÔ MỀM CẲNG CHÂN VÀ CỔ CHÂN BẰNG VẠT DA NHÁNH XUYÊN ĐỘNG MẠCH CHÀY SAU

Văn Tiến Chương1,
1 Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Khuyết da và tổ chức phần mềm là những thương tổn thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, sau phẫu thuật cắt bỏ các thương tổn của da (kết hợp xương, gãy xương hở, khối u, sẹo bỏng). Do đặc điểm giải phẫu phần dưới cẳng chân, cổ bàn chân, da thường mỏng, mạch máu nuôi nghèo nàn, ít mô đệm và cơ, ngay bên dưới là cấu trúc gân xương nên khi bị chấn thương rất dễ hoại tử da hoặc mất da dễ làm lộ gân, xương, khớp, mạch máu, thần kinh. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nếu không được điều trị sớm, đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng hoại tử, dính gân, viêm xương, viêm khớp, cuối cùng là mất chức năng. Vì vậy việc che phủ sớm là chìa khóa thành công và phục hồi chức năng. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị vạt da nhánh xuyên động mạch chày sau che phủ khuyết hổng phần mềm (KHPM) cẳng chân và cổ chân. Đối tượng và phương pháp: 35 bệnh nhân (BN) có tổn khuyết phần mềm kèm theo lộ xương chày và gân xương vùng cổ chân được điều trị tại Khoa Vi Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình -TPHCM, Từ tháng 01/2018 - 12/2023. Vạt da nhánh xuyên động mạch chày sau được sử dụng trong che phủ tổn khuyết phần mềm vùng cẳng chân và cổ chân. Sử dụng siêu âm Doppler xác định nhánh xuyên động mạch chày sau dựa trên đường đi đường nối điểm giữa nếp gấp khoeo và mắt cá trong. Kết quả: 31/35 vạt sống hoàn toàn, 1 vạt nghép da bổ xung thì hai, 1 vạt cắt lọc khâu da thi hai và 1 vạt hoại tử hoàn toàn. Kết luận: Vạt da nhánh xuyên động mạch chày sau có độ tin cậy cao, có thể chọn lựa và thiết kế vạt một cách linh hoạt. Kết quả che phủ tốt, rút ngắn thời gian điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Antonio Bulla, Alberto Bolletta, Luca Fiorot, Matteo Maffei, Pasquale Bandiera, et al. (2019), "Posterior tibial perforators relationship with superficial nerves and veins: A cadaver study". Microsurgery, pp.241-246
2. Alain C Masquelet, Alain Gilbert (1995). “Transfers from the lower limb”. An atlas of flaps in limb reconstruction.CRC press,1st edition, pp 148-157.
3. Barooah Partha Sarathi, Tanti Anup, Lahon Jyotirmayee, Deka Dhrubajyoti, Hazarika Ajanta, et al. (2017), "Vascular basis of Retrograde Fasciocutaneous Flap based on Lower Two Posterior Tibial Artery Perforators". Journal of Contemporary Medical Research, 4 (9), pp. 1929-1933.
4. Blondeel P. N., Van Landuyt K., Hamdi M., Monstrey S. J. (2003), "Perforator flap terminology: update 2002". Clin Plast Surg, 30 (3), pp. 343-346.
5. Bulla Antonio, Bandiera Pasquale, Casoli Vincent, Campus Gian Vittorio, Montella Andrea (2014), "Human The Distal Perforators Of Posterior Tibial Artery. A Study For The Correct Planning Of Medial Lower Leg Flaps". Italian Journal of Anatomy and Embryology, 119 (1), pp. 28.
6. Cariou J. L. (1995), "[1984-1994: ten years of skin flaps. Improvements and conceptual developments. Development of vascular concepts, classification and clinical concepts]". Ann Chir Plast Esthet, 40 (5), pp. 447-525.
7. Carriquiry C., Aparecida Costa M., Vasconez L. O. (1985), "An anatomic study of the septocutaneous vessels of the leg". Plast Reconstr Surg, 76 (3), pp. 354-63.
8. Chmielewski P., Warchol L., Gala-Bladzinska A., Mroz I., Walocha J., et al. (2016), "Blood vessels of the shin - posterior tibial artery - anatomy - own studies and review of the literature". Folia Med Cracov, 56 (3), pp.5-9