GIÁ TRỊ HIỆU SỐ BIÊN ĐỘ SÓNG S VÀ SÓNG R TẠI CHUYỂN ĐẠO V1 VÀ V2 TRONG PHÂN BIỆT VỊ TRÍ RỐI LOẠN NHỊP THẤT KHỞI PHÁT TỪ ĐƯỜNG RA TÂM THẤT

Phan Đình Phong1,2,, Nguyễn Tuấn Việt3
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Chẩn đoán phân biệt vị trí khởi phát rối loạn nhịp thất từ đường ra tâm thất phải (RVOT) hay đường ra tâm thất trái (LVOT) bằng điện tâm đồ có thể giúp định hướng thủ thuật triệt đốt qua đường ống thông, giúp rút ngắn thời gian thủ thuật, thời gian chiếu tia X, giảm số lượng đường vào mạch máu. Kết quả: Hiệu số biên độ sóng S-sóng R tại chuyển đạo V1 và V2 của nhóm rối loạn nhịp khởi phát từ LVOT thấp hơn có ý nghĩa nhóm khởi phát từ RVOT (p < 0,001). Giá trị Cut-off sử dụng để dự đoán vị trí khởi phát rối loạn nhịp từ RVOT được tính toán bằng việc phân tích đường cong ROC là: 1,604 mV đạt độ nhạy: 93.2%, độ đặc hiệu: 84.7%, giá trị chẩn đoán dương tính: 85.3%, giá trị chẩn đoán âm tính: 91.7%. Diện tích dưới đường cong (AUC) là 0.875 (p < 0,001). Kết luận: Hiệu số biên độ sóng S-sóng R tại chuyển đạo V1 và V2 >1,6 mV có ý nghĩa dự báo vị trí khởi phát rối loạn nhịp thất từ đường ra thất phải so với đường ra thất trái. Chỉ số này có thể sử dụng kết hợp cùng với các thông số điện tâm đồ khác để tăng khả năng chẩn đoán

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Hutchinson MD, Garcia FC. An Organized Approach to the Localization, Mapping, and Ablation of Outflow Tract Ventricular Arrhythmias. J Cardiovasc Electrophysiol. 2013;24(10):1189-1197. doi:10.1111/jce.12237
2. Kaypakli O, Koca H, Sahin DY, Karataş F, Ozbicer S, Koç M. S-R difference in V1-V2 is a novel criterion for differentiating the left from right ventricular outflow tract arrhythmias. Ann Noninvasive Electrocardiol Off J Int Soc Holter Noninvasive Electrocardiol Inc. 2018;23(3): e12516. doi:10.1111/anec.12516
3. Yoshida N, Yamada T, Mcelderry HT, et al. A Novel Electrocardiographic Criterion for Differentiating a Left from Right Ventricular Outflow Tract Tachycardia Origin: The V2S/V3R Index. J Cardiovasc Electrophysiol. 2014;25(7): 747-753. doi:10.1111/jce.12392
4. Yang Y, Saenz LC, Varosy PD, et al. Using the Initial Vector from Surface Electrocardiogram to Distinguish the Site of Outflow Tract Tachycardia. Pacing Clin Electrophysiol. 2007;30(7):891-898. doi:10.1111/j.1540-8159.2007. 00777.x
5. Buxton AE, Waxman HL, Marchlinski FE, Simson MB, Cassidy D, Josephson ME. Right ventricular tachycardia: clinical and electrophysiologic characteristics. Circulation. 1983; 68(5): 917-927. doi: 10.1161/ 01.CIR. 68.5.917
6. Asirvatham SJ. Correlative Anatomy for the Invasive Electrophysiologist: Outflow Tract and Supravalvar Arrhythmia. J Cardiovasc Electrophysiol. 2009;20(8):955-968. doi:10.1111/ j.1540-8167.2009. 01472.x
7. Betensky BP, Park RE, Marchlinski FE, et al. The V2 Transition Ratio. J Am Coll Cardiol. 2011; 57(22): 2255 -2262. doi: 10.1016/ j.jacc.2011.01.035
8. Xia Y, Liu Z, Liu J, et al. Amplitude of QRS complex within initial 40 ms in V2 (V2QRSi40): Novel electrocardiographic criterion for predicting accurate localization of outflow tract ventricular arrhythmia origin. Heart Rhythm. 2020;17(12): 2164-2171. doi: 10.1016/j.hrthm.2020.07.006