PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH VỚI ĐA BỆNH ĐỒNG MẮC MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

Đặng Thị Kiều Nga1,, Ngô Lê Lan Uyên1, Trần Thị Hồng Nhung1, Phùng Ngọc Cẩm Tiên2, Phạm Thùy Trang3, Trần Thị Hồng Nguyên1, Phạm Thị Thu Hiền2, Nguyễn Thị Hải Yến1
1 Đại học Y Dược TPHCM
2 Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
3 Đại học Wisconsin-Madison

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nghiên cứu phân tích chi phí điều trị của người bệnh đa bệnh đồng mắc mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất TP.HCM năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử người bệnh ngoại trú thỏa điều kiện được thu thập từ ngày 01/01/2022 đến 31/12/2022 tại Bệnh viện Thống Nhất để phân tích chi phí điều trị, chi phí phân bổ cho nhóm bệnh đồng mắc. Kết quả: Trong năm 2022, số ca bệnh có bệnh mắc kèm tại Bệnh viện Thống Nhất là 48.627 (90,19%) nhiều nhất là người cao tuổi (từ 60 tuổi) (57,41%). Số đơn thuốc của người trưởng thành (từ 18 – 59 tuổi) và người cao tuổi lần lượt là 65.404 đơn thuốc (22,38%) và 226.844 đơn thuốc (77,62%). Số lần khám trung bình của người bệnh người cao tuổi là 8,16 lần, cao gấp 2,58 lần người trưởng thành. Bên cạnh đó, số thuốc người cao tuổi được kê đơn là 1.154 thuốc, nhiều hơn người trưởng thành 73 loại và chiếm 97,88% số loại thuốc được kê đơn ở tổng số người bệnh (p < 0,001). Tăng huyết áp, đái thái đường là 1 trong 10 bệnh phổ biến nhất. Tổng chi phí trung bình của người cao tuổi mỗi tháng là 744.232 VND, chi phi cho thuốc là 490.996 VND, chi phí cho bệnh mạn tính cao gấp 1,77 lần bệnh cấp tính. Chi phí điều trị đái tháo đường cao nhất với 4.403.741 VND/ năm. Người bệnh mắc kèm nhồi máu cơ tim cấp tính sẽ có chi phí điều trị hàng năm gấp 3,32 lần so với người bệnh không mắc kèm nhồi máu cơ tim cấp tính. Sự xuất hiện đồng thời của bệnh Suy tim sung huyết và Đái tháo đường tương quan đến gia tăng chi phí điều trị hàng năm của người bệnh. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong số bệnh nhân ngoại trú, chi phí phân bổ cho bệnh mắc kèm ở người cao tuổi chiếm tỉ lệ lớn và có thể là gánh nặng trong điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Beaglehole R, Bonita R, Horton R, Adams C, Alleyne G, Asaria P, et al. Priority actions for the non-communicable disease crisis. The Lancet. 2011;377(9775):1438–47.
2. Van den Akker M, Buntix F, Metsemakers JFM, Roos S, Knottnerus JA. Multimorbidity in general practice: Prevalence, incidence, and determinants of co-occurring chronic and recurrent diseases. J Clin Epidemiol. 1998;51(5):367–75.
3. Wolff JL, Starfield B, Anderson G. Prevalence, expenditures, and complications of multiple chronic conditions in the elderly. Archives of Internal Medicine. 2002;162(20):2269–76.
4. Fortin M, Lapointe L, Hudon C, Vanasse A, Ntetu AL, Maltais D. Multimorbidity and quality of life in primary care: A systematic review. Health and Quality of Life Outcomes. 2004;2.
5. Vogeli C, Shields AE, Lee TA, Gibson TB, Marder WD, Weiss KB, et al. Multiple chronic conditions: Prevalence, health consequences, and implications for quality, care management, and costs. Journal of General Internal Medicine. 2007;22(SUPPL. 3):391–5.
6. Valderas JM, Starfi B, Sibbald B. Understanding Health and Health Services. Annals Of Family Medicine. 2009;357–63.
7. Buttorff Christine, Ruder Teague, Bauman Melissa, RAND Health. Health Services Delivery Systems., Rand Corporation. Multiple chronic conditions in the United States. 33 p.
8. Harrison C, Henderson J, Miller G, Britt H. The prevalence of complex multimorbidity in Australia. Australian and New Zealand Journal of Public Health. 2016;40(3):239–44.