ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN RAU CÀI RĂNG LƯỢC TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả hình ảnh siêu âm rau cài răng lược tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 76 sản phụ được chẩn đoán rau tiền đạo cài răng lược có sẹo mổ lấy thai được xử trí tại BVPS Hà Nội. Kết quả: Nghiên cứu trên 76 thai phụ được chẩn đoán rau cài răng lược tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Tỷ lệ rau cài răng lược bám vào cơ tử cung, cài vào cơ tử cung, đâm xuyên cơ tử cung lần lượt là 18,4%; 73,7% và 7,9%. Tỷ lệ thai phụ có hình ảnh siêu âm có xoanh mạch máu trong bánh rau, mất ranh giới giữa bánh rau và cơ tử cung, dấu hiệu tại thành bàng quang, dấu hiệu trên doppler lần lượt là 59,2%; 86,8%, 6,6% và 84,2%. Dấu hiệu lacunae, dấu hiệu tại thành bàng quang và dấu hiệu trên Doppler xuất hiện có tỷ lệ tăng dần theo độ nặng của thể rau cài răng lược với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p <0,01. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ rau bám cơ tử cung, rau cài cơ tử cung và rau cài xuyên cơ tử cung giữa nhóm có từ 2, 3 hoặc 4 dấu hiệu trên siêu âm trở lên, so với nhóm có ít hơn 2, 3 hoặc 4 dấu hiệu với p<0,05. Kết luận: Dấu hiệu mất khoảng sáng sau rau và dấu hiệu tăng sinh mạch máu tren mode doppler là dấu hiệu thường gặp nhất trong rau cài răng lược. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi kết hợp từ 2 dấu hiệu siêu âm trong phân loại thể rau cài răng lược.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rau cài răng lược, rau tiền đạo, siêu âm, siêu âm doppler
Tài liệu tham khảo
2. G. Garmi andR. Salim (2012). Epidemiology, etiology, diagnosis, and management of placenta accreta. Obstet Gynecol Int, 2012, 873929.
3. S. Wu, M. Kocherginsky andJ. U. Hibbard (2005). Abnormal placentation: twenty-year analysis. Am J Obstet Gynecol, 192 (5), 1458-1461.
4. R. Faranesh, S. Romano, E. Shalev et al (2007). Suggested approach for management of placenta percreta invading the urinary bladder. Obstet Gynecol, 110 (2 Pt 2), 512-515.
5. G. M. Mussalli, J. Shah, D. J. Berck et al (2000). Placenta accreta and methotrexate therapy: three case reports. J Perinatol, 20 (5), 331-334.
6. B. Poljak, D. Khairudin, N. Wyn Jones et al (2023). Placenta accreta spectrum: diagnosis and management. Obstetrics, Gynaecology & Reproductive Medicine, 33 (8), 232-238.
7. T. K. Adu-Bredu, M. J. Rijken, A. J. Nieto-Calvache et al (2023). A simple guide to ultrasound screening for placenta accreta spectrum for improving detection and optimizing management in resource limited settings. 160 (3), 732-741.
8. H. E. Baumann, L. K. A. Pawlik, I. Hoesli et al (2023). Accuracy of ultrasound for the detection of placenta accreta spectrum in a universal screening population. 161 (3), 920-926.
9. N. M. Hùng (2017). Nghiên cứu Kết quả Điều trị rau cài răng lược trên sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
10. L. X. Thắng (2020). Nghiên cứu kết quả phẫu thuật rau cài răng lược trên bệnh nhân có sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.