CẢM NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN VỀ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC LIÊN NGÀNH TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM

Huỳnh Thụy Phương Hồng1,, Dương Duy Khoa1, Trần Thụy Khánh Linh1, Lê Khắc Bảo1, Nguyễn Thị Mai Hoàng1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phát triển chương trình giảng dạy IPE và duy trì IPE là một quá trình phức tạp và việc chuẩn bị cẩn thận cho người hướng dẫn vai trò của họ trong việc phát triển, cung cấp và đánh giá IPE là một quá trình quan trọng. Tuy nhiên, nhiều giảng viên có ít hoặc không có kiến thức và tiếp xúc với các hoạt động IPE và cảm thấy chưa sẵn sàng để đối mặt với những thách thức của quá trình đổi mới chương trình giảng dạy này. Mục tiêu: Khảo sát cảm nhận của giảng viên tham gia vận hành chương trình giáo dục liên ngành (IPE) tại ĐH Y Dược TpHCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính với phương pháp thảo luận nhóm được thực hiện trên 24 giảng viên tham gia vận hành chương trình giáo dục liên ngành (IPE) từ tháng 09/2021 đến 01/2023. Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tương thích với khung khái niệm về giảng dạy phối hợp liên ngành tập trung vào hợp tác lấy người bệnh làm trung tâm (IECPCP). Giảng viên cho biết cần: 1) áp dụng đa dạng, phối hợp và lồng nghép nhiều phương pháp dạy và học; 2) có sự phối hợp liên ngành trong giảng dạy; 3) cải tiến mô hình triển khai liên tục; và 4) rào cản về thái độ của sinh viên và giảng viên đối với IPE. Kết luận: Tất cả những người tham gia đều coi IPE là một trong những nền tảng có thể được sử dụng để giúp sinh viên đạt được kỹ năng làm việc nhóm và phối hợp liên ngành dựa trên văn hóa tôn trọng và thúc đẩy bản sắc nghề nghiệp thông qua hiểu vai trò, trách nhiệm của họ cũng như của những người khác trong nhóm

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Chitsulo, C. G., Chirwa, E. M., & Wilson, L. (2021). Faculty knowledge and skills needs in interprofessional education among faculty at the College of Medicine and Kamuzu College of Nursing, University of Malawi. Malawi Medical Journal, 33(Postgraduate Supplementary Iss), 30.
2. Macy Foundation. (2013). Transforming Patient Care: Aligning Interprofessional Education with Clinical Practice Redesign, Conference Recommendations. Retrieved November 23, 2015, from http://macyfoundation.org/docs/macy_pubs /TransformingPatientCare_ConferenceRec.pdf
3. Nawagi, F., Munabi, I. G., Vyt, A., Kiguli, S., & Mubuuke, A. G. (2023). An exploration of faculty perspectives towards interprofessional education and collaborative practice during international electives in health professions training institutions in Africa. Journal of Global Health Reports, 7, e2023066.
4. Oandasan I, Reeves S. Key elements of interprofessional education. Part 2: factors, processes and outcomes. Journal of Interprofessional care. 2005 May 1;19(sup1):39-48.
5. Syahrizal D, Renaldi T, Dianti SW, Jannah N, Rachmah R, Firdausa S, Vonna A. The differences in perceptions of interprofessional education among health profession students: The Indonesian experience. Journal of multidisciplinary healthcare. 2020 May 12:403-10.
6. World Health Organization, (2010). Framework for action on interprofessional education & collaborative practice. Geneva: World Health Organization.