TỈ LỆ GIẢM MÙI Ở NGƯỜI BỆNH PARKINSON VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Đặng Thị Huyền Thương1,2, Lê Thị Hiền1, Nguyễn Thị Thu Thúy1, Nguyễn Thị Hải1, Nguyễn Thị Ngọc Ánh1, Trần Ngọc Tài1,2,
1 Bệnh viện Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Giảm mùi là một triệu chứng sớm của bệnh Parkinson và là một đặc tính hỗ trợ cho chẩn đoán bệnh Parkinson. Ti lệ giảm mùi ở người bệnh Parkinson khác nhau giữa các nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ giảm mùi ở người bệnh Parkinson và tìm các yếu tố liên quan đến giảm mùi ở người bệnh Parkinson. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tại bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh Parkinson dựa theo tiêu chuẩn của Hội bệnh Parkinson và Rối loạn vận động thế giới năm 2015 (MDS). Người bệnh được đánh giá chức năng khứu giác dựa vào nghiệm pháp nhận biết mùi Việt Nam (VSIT). Các dữ liệu được thu thập gồm nhân khẩu học và thông tin về bệnh Parkinson. Các thang điểm đánh giá bao gồm MMSE (Mini-Mental State Examination), MDS-UPRRS (Movement Disorder Society-Unified Parkinson's Disease Rating Scale), và Hoehn & Yahr. Kết quả: 218 người bệnh Parkinson tham gia nghiên cứu với 46,3% nam và 53,7% nữ, tuổi trung vị (IQR) là 61,5 (14). Khi sử dụng điểm cắt của VSIT là 8 (< 8 chỉ ra giảm mùi) thì nghiên cứu ghi nhận 184 (84,4 %) người bệnh Parkinson bị giảm mùi theo đánh giá khách quan. Tuy nhiên, nếu định nghĩa giảm mùi dựa theo dữ liệu bình thường của tuổi và giới thì ghi nhận 165 (75,7%) người bệnh Parkinson có giảm mùi. Khả năng nhận biết mùi của người bệnh Parkinson không liên quan với giới tính, thời gian bệnh, giai đoạn Hoehn & Yahr, điểm MDS-UPDRS, và liều levodopa tương đương hàng ngày (tất cả p > 0,05). Nhóm bệnh nhân giảm khứu giác có tuổi khởi phát bệnh lớn hơn, tuổi lớn hơn, và chức năng nhận thức kém hơn so với nhóm bệnh nhân có chức năng khứu giác bình thường (tất cả p < 0,05). Kết luận: Giảm mùi là một triệu chứng ngoài vận động phổ biến trong bệnh Parkinson. Khả năng nhận biết mùi của bệnh nhân Parkinson không liên quan với thời gian bệnh và độ nặng của bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Haehner, A., et al., Prevalence of smell loss in Parkinson's disease--a multicenter study. Parkinsonism Relat Disord, 2009. 15(7): p. 490-4.
2. Tran, T.N., et al., Development and validation of the Vietnamese smell identification test. Parkinsonism Relat Disord, 2023. 113: p. 105494.
3. Tran, T.N., et al., Normative data for the Vietnamese smell identification test. Clin Park Relat Disord, 2023. 9: p. 100222.
4. Ansari, K.A. and A. Johnson, Olfactory function in patients with Parkinson's disease. J Chronic Dis, 1975. 28(9): p. 493-7.
5. Herting, B., et al., A longitudinal study of olfactory function in patients with idiopathic Parkinson's disease. J Neurol, 2008. 255(3): p. 367-70.
6. Meusel, T., et al., The course of olfactory deficits in patients with Parkinson's disease--a study based on psychophysical and electrophysiological measures. Neurosci Lett, 2010. 486(3): p. 166-70.
7. Kiakojuri, K., et al., Evaluation of Olfactory Function by Iranian Smell Diagnostic Test in Patients with Parkinson's disease in North of Iran. Iran J Otorhinolaryngol, 2021. 33(118): p. 271-279.
8. Pekel, N.B., et al., Associations Between Olfactory Impairment and Cognitive Functions in Patients with Parkinson Disease. Noro Psikiyatr Ars, 2020. 57(3): p. 216-221.