GIÁ TRỊ XÉT NGHIỆM FRUCTOSAMIN HUYẾT THANH TRONG PHẢN ÁNH ĐƯỜNG HUYẾT LÚC ĐÓI Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ BỆNH THẬN MẠN

Thị Thúy Đào 1, Thị Băng Sương Nguyễn 1, Quang Huy Vũ 1, Thanh Hải Đoàn 1, Mạnh Tuấn Hà 1,
1 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: 1) Xác định nồng độ Fructosamin huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thận mạn tính. 2) Xác định mối liên quan giữa nồng độ Fructosamin huyết thanh với đường huyết lúc đói và nồng độ HbA1C ở bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thận mạn tính. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng. 136 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu chia thành 3 nhóm: nhóm bệnh nhân đái tháo đường có mức lọc cầu thận (MLCT) <60ml/p (nhóm đái tháo đường bệnh thận mạn-ĐTĐBTM), nhóm bệnh nhân đái tháo đường có MLCT ≥60ml/p (nhóm đái tháo đường không bệnh thận mạn- ĐTĐKBTM) và nhóm người khỏe mạnh (NKM). Tất cả các bệnh nhân đều được định lượng Fructosamin huyết thanh, đường huyết lúc đói, HbA1C và các chỉ số sinh hóa có liên quan khác. Kết quả: Có 136 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 50 bệnh nhân thuộc nhóm ĐTĐBTM, 56 bệnh nhân ĐTĐKBTM và 30 bệnh nhân thuộc NKM. Nồng độ Frucosamin huyết thanh trung bình ở nhóm ĐTĐBTM là 316.1 ± 53.2 µmo/l, cao hơn so với NKM là 60 ± 27.4 µmo/l (p<0.05); thấp hơn so với nhóm ĐTĐKBTM là 22.4 ± 39.4µmo/l, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Nồng độ Fructosamin huyết thanh không bị ảnh hưởng bởi Creatinin huyết thanh và Hb. Nồng độ Fructosamin huyết thanh có mối tương quan thuận mức độ vừa với HbA1C ở nhóm ĐTĐBTM (r=0.388); và có mối tương quan thuận với nồng độ đường huyết lúc đói và HbA1C ở nhóm ĐTĐKBTM (r=0.487, r=0.466). Kết luận: (1) Nồng độ Fructosamin huyết thanh có mối tương quan thuận với nồng độ đường huyết lúc đói và HbA1C ở bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thận mạn. (2) Nồng độ Fructosamin huyết thanh phản ánh được đường huyết lúc đói bệnh nhân đái tháo đường bệnh có bệnh thận mạn và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố suy thận, thiếu máu, nên là xét nghiệm có thể được dùng trong theo dõi và kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân bệnh thận mạn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vos F E, Schollum J B, Coulter C V, Manning P J, et al, (2012), "Assessment of markers of glycaemic control in diabetic patients with chronic kidney disease using continuous glucose monitoring", Nephrology (Carlton), 17 (2), pp. 182-188.
2. Tạ Văn Bình, và cộng sự, (2017), "Sống khỏe với đái tháo đường", Tạp chí đái tháo đường, tr. 1- 26.
3. Cindy George, Tandi E. Matsha, Marizna Korf, Annalise E. Zemlin, et al, (2020), "The agreement between fasting glucose and markers of chronic glycaemic exposure in individuals with and without chronic kidney disease: a cross-sectional study", BMC Nephrol, 21 (1), pp. 32.
4. Neelofar K, Ahmad J, (2019), "A comparative analysis of fructosamine with other risk factors for kidney dysfunction in diabetic patients with or without chronic kidney disease", Diabetes & Metabolic Syndrome: Clinical Research & Reviews, 13 (1), pp. 240-244.
5. Shohat N, Tarabichi M, Tan T L, Goswami K, et al, (2019), "2019 John Insall Award: Fructosamine is a better glycaemic marker compared with glycated haemoglobin (HbA1C) in predicting adverse outcomes following total knee arthroplasty: a prospective multicentre study", Bone Joint J, 101-b (7_Supple_C).
6. Chen H S, Wu T E, Lin H D, Jap T S, et al, (2010), "Hemoglobin A(1c) and fructosamine for assessing glycemic control in diabetic patients with CKD stages 3 and 4", Am J Kidney Dis, 55 (5), pp. 867-874.
7. Lê Thị HươngThu (2016), "Nồng độ fructosamin huyết thanh trong đánh giá mức độ kiểm soát đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện trung ương thái nguyên", tr. 31-41 .
8. Nguyễn Thu Giang, Lê Thị Hương Lan, (2018), "Nồng độ fructosamin huyết tương và mối liên quan với một số chỉ số sinh hóa máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị tại bệnh viện trung ương thái nguyên", tr. 35-55.