PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG NGÂN SÁCH CỦA PITAVASTATIN TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU THEO QUAN ĐIỂM CỦA CƠ QUAN CHI TRẢ BẢO HIỂM Y TẾ TẠI VIỆT NAM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Rối loạn lipid máu (RLLM) là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh động mạch vành và đột quỵ. Pitavastatin ức chế men khử 3-hydroxy-3-methyl glutaryl, đã được phát triển và chỉ định trong điều trị RLLM. Để xem xét tính khả thi trong việc đưa pitavastatin vào danh mục chi trả bảo hiểm y tế (BHYT) trong điều trị RLLM, cần thiết thực hiện phân tích tác động ngân sách (TĐNS) của thuốc lên quỹ BHYT để đảm bảo cân đối ngân sách chi trả và quyền lợi người bệnh (NB). Phương pháp nghiên cứu: Phân tích TĐNS theo quy trình 6 bước với thiết kế mô hình hóa bằng mô hình Markov, dữ liệu thu thập từ tổng quan y văn, tham vấn ý kiến chuyên gia và các dữ liệu công bố tại Việt Nam. Kết quả: Với tỷ lệ chi trả BHYT cho pitavastatin 100%, tỷ lệ tiếp cận điều trị của pitavastatin dao động từ 2,8% đến 6,8% từ năm 1 đến năm 5, ngân sách BHYT tăng từ 5,89 tỷ đến 38,26 tỷ VND. Trong 5 năm, ngân sách BHYT tăng 108,78 tỷ VND trên toàn dân số và 178.994 VND trên mỗi NB. Phân tích độ nhạy cho thấy chỉ số hiệu quả có tác động lớn hơn các chỉ số về chi phí lên TĐNS. Kết luận: Bổ sung pitavastatin vào danh mục chi trả BHYT giúp gia tăng tiếp cận điều trị của NB đồng thời làm gia tăng ngân sách chi trả BHYT. Đây là cơ sở cho cơ quan ra quyết định BHYT cân nhắc tỷ lệ và điều kiện thanh toán BHYT phù hợp cho pitavastatin tại Việt Nam.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tác động ngân sách, pitavastatin, rối loạn lipid máu, mô hình.
Tài liệu tham khảo
2. Berberich, A.J. and R.A. Hegele, A modern approach to dyslipidemia. Endocrine reviews, 2022. 43(4): p. 611-653.
3. Pappan, N. and A. Rehman, Dyslipidemia, in StatPearls [Internet]. 2023, StatPearls Publishing.
4. Davignon, J., Pleiotropic effects of pitavastatin. British journal of clinical pharmacology, 2012. 73(4): p. 518-535.
5. Teramoto, T., Pitavastatin: clinical effects from the LIVES Study. Atherosclerosis Supplements, 2011. 12(3): p. 285-288.
6. Jørstad, H.T., et al., Estimated 10-year cardiovascular mortality seriously underestimates overall cardiovascular risk. Heart, 2016. 102(1): p. 63-68.
7. Pham, H.T.K., et al., Direct medical costs of diabetes and its complications in Vietnam: A national health insurance database study. Diabetes Research and Clinical Practice, 2020. 162: p. 108051.
8. Fragoulakis, V., G. Kourlaba, and N. Maniadakis, Economic evaluation of statins in high-risk patients treated for primary and secondary prevention of cardiovascular disease in Greece. Clinicoecon Outcomes Res, 2012. 4: p. 135-43.
9. Mould-Quevedo, J.F., et al., Cost-effectiveness analysis of atorvastatin versus rosuvastatin in primary and secondary cardiovascular prevention populations in Brazil and Columbia. Value in Health Regional Issues, 2014. 5: p. 48-57.