KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TRỰC TRÀNG 1/3 DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư biểu mô trực tràng 1/3 dưới được phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 1/2017 đến 12/2022. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư biểu mô trực tràng 1/3 dưới của nhóm bệnh nhân trên. Phương pháp ngiên cứu: Mô tả hồi cứu cắt ngang tất cả bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư trực tràng 1/3 dưới và được điều trị phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 01/2017 – 12/2022. Kết quả nghiên cứu: Gồm 51 bệnh nhân (BN) (26 nữ và 22 nam), tuổi trung bình là 58,25 ± 13.8 tuổi. BN được điều trị phẫu thuật nội soi, trong đó phẫu thuật nội soi miệng nối thấp/ rất thấp: 27.5%; nối đại tràng – OHM: 17.6%; cắt cụt trực tràng: 54.9%. 61,4% bệnh nhân có vị trí u cách rìa hậu môn dưới 5cm đánh giá qua nội soi chỉ định cắt cụt trực tràng. 71,4% bệnh nhân có vị trí u cách rìa hậu môn từ 5cm trở lên qua thăm trực tràng chỉ định làm miệng nối thấp/ rất thấp. 100% bệnh nhân phẫu thuật nối đại tràng – OHM được mở thông hồi tràng bảo vệ, 85.7% bệnh nhân phẫu thuật miệng nối thấp/ rất thấp được mở thông hồi tràng bảo vệ. Thời gian nằm viện trung bình là 11.6 ± 4.1 ngày. Biến chứng sau mổ ở 5 bệnh nhân (9,8%), trong đó có 4 trường hợp nhiễm trùng vết mổ và 1 trường hợp rò miệng nối. Thời gian sống thêm toàn bộ tính theo Kaplan Meier là 65,3 ± 4,3 tháng. 15.6% tái phát bệnh. Thời gian phát hiện tái phát trung bình 30,6 ± 17,6 tháng. Kết luận: Ung thư trực tràng 1/3 dưới hay gặp ở độ tuổi trung niên. Với những khối u dưới 5 cm có thể phẫu thuật bảo tồn cơ thắt mà vẫn đảm bảo về mặt ung thư học cũng như thời gian sống sau mổ
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư trực tràng 1/3 dưới, phẫu thuật miệng nối thấp/ rất thấp, phẫu thuật cắt cụt trực tràng, phẫu thuật nối đại tràng – OHM
Tài liệu tham khảo
2. 704-viet-nam-fact-sheets.pdf. Accessed November 17, 2023. https://gco.iarc.fr/today/ data/factsheets/populations/704-viet-nam-fact-sheets.pdf
3. Rosenberg R, Engel J, Bruns C, et al. The Prognostic Value of Lymph Node Ratio in a Population-Based Collective of Colorectal Cancer Patients. Ann Surg. 2010;251(6):1070-1078. doi:10.1097/SLA.0b013e3181d7789d
4. Phạm Văn Bình. Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt cụt trực tràng đường bụng tầng sinh môn điều trị ung thư trực tràng thấp. Học Viện Quân. 2013;Luận án tiến sỹ y học.
5. Trần Minh Đức, Nguyễn Cao Cương. Kết quả sớm phẫu thuật nội soi cắt trước thấp nối máy trong điều trị ung thư trực tràng. Học Thành Phố Hồ Chí Minh. 2014;Tập 18(1):tr. 62-66.
6. Vân, Đ.Đ. Ung Thư Trực Tràng. Nhà xuất bản Y học; 1991.
7. Nicholls, R.J., A.Y. Mason, B.C. Morson. The clinical staging of rectal cancer. Br J Surg. 1982;69(7):404-409.
8. Hoàng Mạnh Thắng. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư trực tràng giai đoạn T3-T4 tại bệnh viện K. Trường Đại Học Hà Nội. 2009;Luận văn bác sỹ nội trú bệnh viện.
9. Brown, G., et al. Effectiveness of preoperative staging in rectal cancer digital rectal examination, endoluminal ultrasound or magnetic resonance imaging? Br J Cancer. 2004;91(1):23-29.
10. Brown, G., et al. Preoperative assessment of prognostic factors in rectal cancer using high-resolution magnetic resonance imaging. Br J Surg. 2003;90(3):355-364.