ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỨT BÁN PHẦN GÂN TRÊN GAI BẰNG LIỆU PHÁP HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM

Thị Phương Nguyễn 1,2,, Thị Ngọc Lan Nguyễn 1, Hoài Thu Phạm 1,3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương
3 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP) là một phương pháp mới điều trị bệnh lý đứt chóp xoay, trong đó có đứt bán phần gân trên gai. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị đứt bán phần gân trên gai bằng liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân dưới hướng dẫn siêu âm và khảo sát tác dụng không mong muốn của liệu pháp sau 12 tuần theo dõi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp theo dõi dọc trong 12 tuần trên 40 bệnh nhânvới 42 gân đứt bán phần gân trên gai được tiêm PRP 3 mũi, cách nhau mỗi 3 tuần vào gân trên gai dưới hướng dẫn siêu âm. Kết quả: Sau 12 tuần điều trị,có sự cải thiện thang điểm VAS, góc dạng khớp vai và điểm SPADI: VAS và điểm SPADI trung bình giảm tương ứng từ 6,74 ± 0,96 điểm xuống 3,07±1,87 điểm và từ 59,14 ± 8,7 điểm xuống 27,61 ± 16,1 điểm, góc dạng khớp vai trung bình tăng từ 70,23 ±18,54 độ lên 130,4 ± 38,2 độ (p<0,05). Tác dụng không mong thường gặp là đau tăng tại vị trí tiêm trên 24 giờ là 57,1% %; 4,7% bệnh nhân có cảm giác nóng bừng mặt và không gặp các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng. Kết luận: Liệu pháp tiêm PRP dưới hướng dẫn siêu âm có hiệu quả tốt trong điều trị đứt bán phần gân trên gai và là một liệu pháp an toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Hải Bình (2016). Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân. Luận Án Tiến Sĩ Y Học, Đại Học Y Hà Nội.
2. Eustace JA, Brophy DP, Gibney RP, et al (1997). Comparison of the accuracy of steroid

placement with clinical outcome in patients with shoulder symptoms. Ann Rheum Dis, 1997. 56(1): p. 59-63. DOI: 10.1136/ard.56.1.59.
3. Goutallier D (1997). Pathologie de la Coiffe des Rotateurs. Traité d'Appareil locomoteur, 14-350-A-10.
4. Kesikburun S, Tan AK, Yilmaz B, et al (2013).Platelet-rich plasma injections in the treatment of chronic rotator cuff tendinopathy: a randomized controlled trial with 1-year follow-up. Am J Sports Med, 2013. 41(11): p. 2609-16. DOI: 10.1177/0363546513496542.
5. Randelli PS, Arrigoni P, Cabitza P, et al (2008). Autologous platelet rich plasma for arthroscopic rotator cuff repair. A pilot study. Disabil Rehabil. 30(20-22): p. 1584-9. DOI: 10.1080/09638280801906081
6. Rha DW, Park GY, Kim YK, et al (2013). Comparison of the therapeutic effects of ultrasound-guided platelet-rich plasma injection and dry needling in rotator cuff disease: a randomized controlled trial. Clin Rehabil. 27(2): p. 113-22.DOI: 10.1177/0269215512448388.
7. Sengodan VC, Kurian S, and Ramasamy R (2017). Treatment of Partial Rotator Cuff Tear with Ultrasound-guided Platelet-rich Plasma. J Clin Imaging Sci, 2017. 7: p. 32.DOI: 10.4103/ jcis.JCIS_26_17.
8. Nguyễn Trần Trung (2016). Đánh giá kết quả liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu ở bệnh nhân viêm điểm bám lồi cầu ngoài xương cánh tay. Đại Học Y Hà Nôi, Hà Nội.
9. Patte, D.,(1990). Classification of rotator cuff lesions. Clin Orthop Relat Res, (254): p. 81-6.