ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỂU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT DO E. COLI VÀ K. PNEUMONIAE TRÊN BỆNH NHÂN LƠ XÊ MI NGƯỜI LỚN TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG 2018-2020

Bạch Quốc Khánh1,, Nguyễn Hà Thanh2, Bùi Thị Vân Nga1, Nguyễn Quốc Nhật1, Vũ Duy Hồng1
1 Viện Huyết học – Truyền máu Ttrung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, nhiễm khuẩn huyết do K. pneumoniae và E. coli là 2 căn nguyên chủ yếu. Mục tiêu: phân tích đặc điểm vi sinh và hiệu quả sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết do K. pneumoniae và E. coli trên bệnh nhân lơ xê mi tại Viện HH-TM TW. Đối tượng và phương pháp: 242 bệnh án lơ xê mi có nhiễm khuẩn huyết do K. pneumoniae và/hoặc E. coli trong thời gian từ 01/01/2018 đến 28/02/2020 điều trị tại Khoa Điều trị hóa chất. Kết quả: (1) Tỷ lệ E. coli và K. pneumoniae còn nhạy cảm với C3G/C4G là 21,4% và 46,9%; tỷ lệ kháng C3G/C4G nhưng còn nhạy carbapenem là 65,5% và 27,2%; tỷ lệ kháng carbapenem là 13,1% và 25,9%; (2) Phác đồ dựa trên C3G/C4G là phác đồ được lựa chọn nhiều nhất trong điều trị nhiễm khuẩn huyết theo kinh nghiệm (43,8%); phác đồ theo KSĐ được lựa chọn nhiều nhất là phác đồ dựa trên carbapenem (70,8%); (3) Tiền sử sử dụng kháng sinh trong 30 ngày làm tăng nguy cơ đề kháng C3G/C4G và carbapenem lên lần lượt 1,5 và 1,87 lần so với nhóm nhạy cảm.    

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Diekema Daniel J., Hsueh Po-Ren et al. (2019), "The microbiology of bloodstream infection: 20-year trends from the SENTRY antimicrobial surveillance program", Antimicrobial Agents and Chemotherapy, 63 (7), e00355-19.
2. Viện Huyết học Truyền máu Trung ương (2018), "Báo cáo số liệu vi khuẩn năm 2018".
3. Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam (2020), "Hướng dẫn chung sử dụng kháng sinh", tr. 6-7.
4. Freifeld Alison G., Bow Eric J. et al. (2011), "Clinical practice guideline for the use of antimicrobial agents in neutropenic patients with cancer: 2010 update by the Infectious Diseases Society of America", Clinical Infectious Diseases, 52 (4), e56 - e93.
5. Tang Yishu, Cheng Qian et al. (2018), "Prognostic factors and scoring model of hematological malignancies patients with bloodstream infections", Infection, 46(4), tr.513- 521.
6. Carvalho Ana Sofia, Lagana Diana, et al. (2020), "Bloodstream infections in neutropenic patients with haematological malignancies", Infection, Disease & Health, 25 (1), tr. 22 – 29.
7. Chen Chien - Yuan, Tien Feng - Ming et al. (2017),"Clinical and microbiological characteristics of bloodstream infections among patients with haematological malignancies with and without neutropenia at a medical centre in northern Taiwan, 2008–2013", International Journal of Antimicrobial Agents, 49 (3), tr. 272 – 281.
8. Mikulska Małgorzata, Viscoli Claudio et al. (2014), "Aetiology and resistance in bacteraemias among adult and paediatric haematology and cancer patients", Journal of Infection, 68 (4), tr. 321 – 331.
9. Quan Jingjing, Zhao Dongdong, et al. (2016), "High prevalence of ESBL-producing Escherichia coli and Klebsiella pneumoniae in community-onset bloodstream infections in China", Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 72(1), pp. 273-280.
10. Baden L.R., Swaminathan S., et al. (2020), NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology: Prevention and Treatment of Cancer-Related Infections, National Comprehensive Cancer Network (NCCN).