ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI TOÀN PHẦN HY SINH DÂY CHẰNG CHÉO SAU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN

Vũ Trường Thịnh1,2,, Dương Duy Thanh2, Phạm Quang Thắng1, Nguyễn Văn Dũng3, Trần Trung Dũng4
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
3 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
4 Bệnh viện Vinmec

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp gối toàn phần hy sinh dây chằng chéo sau tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 32 bệnh nhân (BN) với 32 khớp gối thoái hóa được thay khớp nhân tạo trong khoảng thời gian từ tháng 1/2018 đến 12/2019 tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Loại khớp được sử dụng là khớp gối toàn phần có xi măng, cắt bỏ dây chằng chéo sau, không thay xương bánh chè. Phương pháp nghiên cứu là mô tả hồi cứu cắt ngang. Đánh giá sau mổ bằng thang điểm KSS, thời gian theo dõi theo dõi trung bình 24 tháng. Bệnh nhân được khám lại sớm nhất là 12 tháng sau mổ và muộn nhất là 36 tháng sau mổ. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nghiên cứu là 64,8 tuổi với 30 BN nữ (93,7%), 2 BN nam (6,3%). Điểm trung bình KS 85,4 ± 3,67; kết quả rất tốt chiếm 75%; tốt 25%, không có trường hợp nào đạt mức khá trở xuống. Điểm trung bình KFS 82,5 ± 5,68, rất tốt chiếm 71,8%; tốt 28,2%, không có trường hợp nào đạt mức khá trở xuống. Biên độ gấp gối trung bình đạt 114,5°. Đánh giá chủ quan hầu hết người bệnh cảm thấy rất hài lòng hoặc hài lòng với kết quả điều trị. Không có trường hợp nào gặp tai biến, biến chứng sau mổ. Kết luận: Phẫu thuật thay KGTP đem lại kết quả giảm đau tốt, cải thiện được chức năng của khớp và chất lượng cuộc sống. Tỉ lệ ăn mòn, hư hại khớp thấp. Tuy nhiên cần đánh giá trong thời gian dài hơn và cỡ mẫu lớn hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Feng B, Weng X, Lin J, Jin J, Wang W, Qiu G. Long-Term Follow-Up of Cemented Fixed-Bearing Total Knee Arthroplasty in a Chinese Population: A Survival Analysis of More Than 10 Years. J Arthroplasty. 2013;28(10):1701-1706. doi:10. 1016/j.arth.2013.03.009
2. Heidari B. Knee osteoarthritis prevalence, risk factors, pathogenesis and features: Part I. Casp J Intern Med. 2011;2(2):205-212.
3. Frederick M. Azar, James H. Beaty, S. Terry Canale. Arthroplasty of the knee. In: Orthopaedics, Campbell’s Operative, Ed. Vol Vol. 11. The C.V Mosby Company; 2008.
4. Tsai CL, Liu TK, Chen TJ. Estrogen and osteoarthritis: A study of synovial estradiol and estradiol receptor binding in human osteoarthritic knees. Biochem Biophys Res Commun. 1992; 183 (3):1287-1291. doi:10.1016/S0006-291X(05)80330-4
5. Z AH, O M, G R. Total Knee Replacement: 12 Years Retrospective Review and Experience. Malays Orthop J. 2011;5(1):34-39.
6. Ranawat CS, Luessenhop CP, Rodriguez JA. The Press-Fit Condylar Modular Total Knee System. Four-to-Six-Year Results with a Posterior-Cruciate-Substituting Design*. JBJS. 1997;79(3): 342-348.
7. Ferguson KB, Bailey O, Anthony I, James PJ, Stother IG, M.j.g. B. A prospective randomised study comparing rotating platform and fixed bearing total knee arthroplasty in a cruciate substituting design — Outcomes at two year follow-up. The Knee. 2014;21(1):151-155. doi:10.1016/j.knee.2013.09.007
8. Trương Trí Hữu, Nguyễn Quốc Trị. Kết quả ban đầu thay khớp gối toàn phần tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Tp.Hồ Chí Minh. Published online 2010.
9. Đoàn Việt Quân. Nghiên cứu điều trị thoái khớp gối bằng phẫu thuật thay khớp gối toàn phần tại Bệnh viện Việt Đức. 2013; Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
10. Ma HM, Lu YC, Ho FY, Huang CH. Long-Term Results of Total Condylar Knee Arthroplasty. J Arthroplasty. 2005;20(5):580-584. doi:10.1016/ j.arth.2005.04.006