ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

Vũ Minh Hải1,, Trương Công Đạt1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị chấn thương sọ não ở người cao tuổi khi ra viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Phương pháp: mô tả cắt ngang 461 bệnh nhân cao tuổi chấn thương sọ não điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình trong thời gian từ tháng 4 năm 2021 đến tháng 12 năm 2022. Kết quả: 461 bệnh nhân gồm 300 bệnh nhân nam (65%), 161 nữ (35%), tỉ lệ nam/nữ là 1,86. Độ tuổi trung bình: 71,51 ± 9,40 tuổi (từ 60 đến 99 tuổi). Nguyên nhân chấn thương do ngã (47,9%), do tai nạn giao thông đường bộ (43,8%), tiếp đó là tai nạn lao động (2,2%). Tình trạng lâm sàng nhẹ (theo GCS 13-15 điểm) chiếm (91,5%); mức độ trung bình (6,7%), chỉ có 1,7% là mức độ nặng. Máu tụ dưới màng cứng cấp tính chiếm cao nhất (45,5%); xuất huyết dưới nhện chiếm (41,6%); có 2 tổn thương phối hợp chiếm (28,0%); 3 tổn thương phối hợp chiếm (14,1%). Điều trị nội khoa chiếm (78,5%), phẫu thuật chiếm (19,7%), chỉ có 1,7% điều trị hồi sức tích cực. Kết quả bệnh nhân ra viện tốt (88,2%); Khá (7,4%); Xấu (1,7%); Tử vong (1,1%). Kết luận: Chấn thương sọ não ở ngưởi cao tuổi gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, nguyên nhân cao nhất là do ngã; lâm sàng mức độ nhẹ chiếm đa số; tổn thương sọ não gặp nhiều nhất là máu tụ dưới màng cứng cấp tính; điều trị nội khoa chiếm đa số; tỷ lệ xấu và tử vong (2,8%)

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. S. Lenell, L. Nyholm, A. Lewén, et al, “Clinical outcome and prognostic factors in elderly traumatic brain injury patients receiving neurointensive care,” Acta Neurochir. (Wien), vol. 161, no. 6, pp. 1243–1254, Jun. 2019, doi: 10.1007/s00701-019-03893-6.
2. G. L. Prasad, N. Anmol, et al, “Outcome of Traumatic Brain Injury in the Elderly Population: A Tertiary Center Experience in a Developing Country,” World Neurosurg., vol. 111, pp. e228–e234, Mar. 2018, doi: 10.1016/j.wneu. 2017.12.034.
3. G. G. Podolsky-Gondim et al., “Traumatic Brain Injury in the Elderly: Clinical Features, Prognostic Factors, and Outcomes of 133 Consecutive Surgical Patients,” Cureus, vol. 13, no. 2, p. e13587, doi: 10.7759/cureus.13587.
4. C. Hawley, M. Sakr, S. Scapinello, et al, “Traumatic brain injuries in older adults-6 years of data for one UK trauma centre: retrospective analysis of prospectively collected data,” Emerg. Med. J. EMJ, vol. 34, no. 8, pp. 509–516, Aug. 2017, doi: 10.1136/emermed-2016-206506.
5. E. Mattingly and C. R. Roth, “Traumatic Brain Injury in Older Adults: Epidemiology, Etiology, Rehabilitation, and Outcomes,” Perspect. ASHA Spec. Interest Groups, vol. 7, no. 4, pp. 1166–1181, Aug. 2022, doi: 10.1044/2022_PERSP-21-00129.
6. O. Skaansar et al., “Traumatic brain injury-the effects of patient age on treatment intensity and mortality,” BMC Neurol., vol. 20, no. 1, p. 376, Oct. 2020, doi: 10.1186/s12883-020-01943-6.