CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ SAU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY

Trần Quốc Doanh1, Nguyễn Ảnh Sang1,
1 Bệnh viện Quân y 175

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét sự cải thiện của giấc ngủ dựa vào chỉ số mức độ mất ngủ (ISI – The Insomnia Severity Index) và chỉ số PSQI (Pittsburgh Sleep Quality Index) sau phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay 1, 3 và 12 tháng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 71 trường hợp và nghiên cứu tiến cứu quan sát theo dõi dọc 33 trường hợp bị bệnh lý ống cổ tay có rối loạn giấc ngủ được phẫu thuật giải phóng chèn ép thần kinh giữa từ 01-2019 đến 05-2022 tại Bệnh viện Quân y 175. Kết quả và kết luận: Sau mổ 1 tháng và 3 tháng, trong nhóm tiến cứu, điểm ISI giảm còn lần lượt là 14,67 ± 0,99 và 10,82 ± 1,13, điểm PSQI giảm còn lần lượt là 9,36 ± 2,25 và 6,79 ± 1,34. Ở nhóm hồi cứu, sau mổ 12 tháng, điểm PSQI và ISI chuyển biến tốt với điểm số lần lượt là 2,99 ± 1,96 và 5,92 ± 1,36, hiệu quả giấc ngủ ≥ 85% đạt 98,59% và 81,82% ở cả hai nhóm tại lần tái khám sau cùng. Giấc ngủ của bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay có chuyển biến tốt theo thang điểm PSQI, ISI sau phẫu thuật, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

McCabe S.J. (2007), “Epidemiologic associations of carpal tunnel syndrome and sleep position: Is there a case for causation?”, Hand Surgery, 2(3):127-34
2. Đặng Hoàng Giang (2014), Kết quả điều trị phẫu thuật hội chứng ống cổ tay, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội
3. Lê Thị Liễu (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện cơ và siêu âm Doppler năng lượng trong hội chứng ống cổ tay, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội
4. Tulipan J.E. (2017), “Prospective evaluation of sleep improvement following carpal tunnel release surgery”, The Journal of Hand Surgery, 42(5):390.e1-390.e6
5. Gaspar M.P. (2019), “Sleep disturbance and response to surgical decompression in patients with carpal tunnel syndrome: a prospective randomized pilot comparison of open versus endoscopic release”, Acta Biomed, 90(1):92-96
6. Lý Duy Hưng (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ trong các rối loạn liên quan với stress, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội
7. Phan Quang Trí (2018), Phác đồ điều trị của bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 1: 296-298
8. The American Academy of Neurology (1993), “Practice parameter for carpal tunnel syndrome. (Summary statement)”, Report of the Quality Standards Subcommittee of the American Academy of Neurology, 43(11):2406-2409