CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính làm suy giảm chức năng hô hấp, gây ảnh hưởng tới thể chất và tinh thần của người bệnh, thiệt hại về kinh tế của bản thân và gia đình, cuối cùng làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mục tiêu: Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Phổi Hà Nội, năm 2020-2021. Phương pháp: Điều tra cắt ngang. Nghiên cứu thu thập thông tin từ 234 người bệnh COPD điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Phổi Hà Nội bằng bộ câu hỏi đánh giá triệu chứng hô hấp Saint George dành cho người bệnh COPD (SGRQ-C). CLCS của NB được đánh giá qua 3 khía cạnh triệu chứng, hoạt động, tác động. Số liệu được nhập bằng Epidata 3.1 và phân tích bằng SPSS 18.0. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy, điểm CLCS chung của NB là 46,2±17,8, trong đó điểm CLCS của NB theo ba cấu phần triệu chứng, hoạt động, tác động lần lượt là 50,7± 19,0; 46,6±16,8; 44,0±22,7 (điểm tối đa là 100 điểm, điểm càng cao, CLCS càng thấp). Kết luận: Chất lượng cuộc sống của người bệnh COPD đạt mức trung bình so với phát hiện của các nghiên cứu trước đây.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chất lượng cuộc sống, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Tài liệu tham khảo
2. Organization WH. Development of the World Health Organization WHOQOL- BREF quality of life assessment. Psychological medicine. 1998;28(3):551-8.
3. Davies Adeloye, Stephen Chua, Chinwei Lee, Catriona Basquill, Angeliki Papana, Evropi Theodoratou, et al. Global and regional estimates of COPD prevalence: Systematic review and meta–analysis. Global Health. 2015.
4. Nguyễn Thị Xuyên, Đinh Ngọc Sỹ NVN, cộng sự. Dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam và các biện pháp dự phòng, điều trị. Tạp chí y học thực hành. 2010:pg.8-11.
5. Hoàng Thị Lâm, Linda Ekerljung, Nguyễn Văn Tường, Eva Rönmark, Kjell Larsson, Bo Lundbäck. Prevalence of COPD by disease severity in men and women in northern Vietnam. COPD: Journal of Chronic Obstructive Pulmonary Disease. 2014;11(5):575-81.
6. WHO. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease2018. 6 p.
7. Hay SI. Global, regional, and national deaths, prevalence, disability-adjusted life years, and years lived with disability for chronic obstructive pulmonary disease and asthma, 1990-2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015. Lancet Respiratory Medicine. 2017;5(9).
8. Kyle J Foreman, Neal Marquez, Andrew Dolgert, Kai Fukutaki, Nancy Fullman, Madeline McGaughey, et al. Forecasting life expectancy, years of life lost, and all-cause and cause-specific mortality for 250 causes of death: reference and alternative scenarios for 2016–40 for 195 countries and territories Lancet Respiratory Medicine. 2018;Vol 392.