NGHIÊN CỨU SỰ HIỂU BIẾT CỦA THAI PHỤ VỀ TRẦM CẢM SAU SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Vũ Thị Thu Hiền1,, Hà Thu Trang1, Ngô Thị Thu Hương1, Lê Thị Thanh Hoa1, Nguyễn Thanh Hằng1
1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu sự hiểu biết về cảm xúc của phụ nữ sau sinh và các yếu tố bên ngoài tác động có nguy cơ gây trầm cảm sau sinh của phụ nữ mang thai đến khám tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, đồng thời tìm hiểu các yếu tố liên quan khác liên quan đến sự hiểu biết về trầm cảm sau sinh của nhóm đối tượng này. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện khảo sát tại một thời điểm hay trong khoảng một thời gian ngắn, mỗi đối tượng chỉ thu thập thông tin một lần và không theo dõi xuôi theo thời gian, sau đó suy luận mối quan hệ nguyên nhân và kết quả giữa các biến số để xác lập yếu tố tiên đoán và kết quả, nhằm để nhận định sự hiểu biết, kiến thức về trầm cảm sau sinh của các thai phụ đến khám tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội trong năm 2021. Kết quả: Sự hiểu biết về cảm xúc của phụ nữ sau sinh được các đối tượng nghiên cứu đồng ý với tỷ lệ cao, trong đó các biểu hiện “cảm thấy hoảng hốt, sợ hãi một cách vô cớ” và “cảm giác trống rỗng” tỷ lệ đồng ý 100%. Nhân tố bên ngoài tác động đến phụ nữ sau sinh như “thiếu ngủ thường xuyên” được 99.2% người nghiên cứu cho là đúng. Các đối tượng nghiên cứu nhận ra giấc ngủ đối với phụ nữ mang thai và sau sinh là rất quan trọng. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến các hành vi tiếp theo như “thường xuyên cảm thấy mệt mỏi” và “dễ cáu kỉnh”. Các nhân tố liên quan đến mối quan hệ gia đình như “thiếu sự hỗ trợ từ gia đình”, “ lo lắng về chồng” cũng có tỷ lệ tán thành cao lần lượt là 94.0%, 88.8%. Kết luận: Sự hiểu biết về cảm xúc của phụ nữ sau sinh được các đối tượng nghiên cứu đồng ý với tỷ lệ cao trong đó các biểu hiện “Cảm thấy hoảng hốt, sợ hãi một cách vô cớ” và “Cảm giác trống rỗng” tỷ lệ đồng ý là tuyệt đối 100%. Trầm cảm sau sinh làm ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc bản thân và đứa bé của phụ nữ. Tuổi tác tại thời điểm mang thai (tuổi càng trẻ, tỷ lệ trầm cảm càng cao) trong đó độ tuổi từ 18 đến 29 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 64.4 %. Thiếu ngủ và quá tải vì thức đêm chăm con dài ngày; lo lắng, hoài nghi về khả năng nuôi con của bản thân chiếm 99.2% sự đồng ý từ các đối tượng nghiên cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. https://postpartumny.org/sharingourstories/
2. https://benhlytramcam.vn/tram-cam-sau-sinh-562/
3. https://www.postpartumdepression.org/resources/statistics/
4. https://womensmentalhealth.org/specialty-clinics/postpartum-psychiatricdisorders/ MGH centre for women’s mental health
5. https://flo.health/being-amom/recovering-from-birth/emotions-after-delivery/postpartum-psychosis
6. Second-rate Goddess: My hilarious journey through posdparttum despression (Emily Andrew)
7. The pregnancy & postpartum anxiety workbook (Pamela S.Wiegartz, Phd & Kevin L.Gyoerkoe, Phd)
8. Pregnancy Blues: What every woman needs to know about despression during pregnancy (Shaila Kulkarni Misri, MD, F.R.C.P.C.)
9. Research Article: Postpartum Depression and Risk Factors among Vietnamese Women.
10. Nghiên cứu nhận thức của phụ nữ về TCSS (Nghiên cứu trên địa bản thành phố Đà Nẵng).