BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VẠT THẦN KINH HIỂN CÓ MẠCH NUÔI TRONG ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG THẦN KINH NGOẠI BIÊN

Bùi Mai Anh1,, Trần Xuân Thạch1, Vũ Trung Trực1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tổn thương dây thần kinh ngoại biên có thể dẫn đến mất tính liên tục của dây thần kinh một đoạn dài và gây ra khuyết hổng giữa hai đầu dây thần kinh. Với các bằng chứng khoa học về việc sử dụng thần kinh có mạch nuôi (VNG) cho những đoạn ghép thần kinh ngoại biên dài và đường kính lớn là một trong những chỉ định tối ưu. Với bài báo này chúng tôi nhằm đưa ra kết quả bước đầu nghiên cứu sử dụng thần kinh có mạch nuôi với khuyết hổng thần kinh ngoại biên tại bệnh viện Việt Đức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, theo dõi dọc bệnh nhân tổn thương thần kinh ngoại biên tại chi thể  với mảnh ghép thần kinh > 10 cm được phẫu thuật nối ghép VNG bằng kỹ thuật vi phẫu từ năm 2020 đến năm 2022 tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Đánh giá kết quả dựa trên thời gian hồi phục vận động, độ khỏe co cơ và di chứng nơi cho thần kinh. Kết quả: 9 bệnh nhân với được phẫu thuật vi phẫu ghép đoạn thần kinh hiển có mạch nuôi. Tỷ lệ nam/nữ là 8/1, độ tuổi trung bình là 32,8. 08 bệnh nhân được chuyển thần kinh hoành với thần kinh cơ bì trên bệnh nhân có tổn thương đám rối cánh tay, 01 bệnh nhân tổn thương thần kinh ngồi.  Độ dài trung bình của mảnh ghép thần kinh hiển: 17,6cm, thời gian hồi phục trung bình 4,75 tháng. Đạt M3, M4: 7/9 bệnh nhân. Kết luận: VNG thần kinh hiển là một trong những lựa chọn tốt cho những khuyết hổng thần kinh ngoại biên dài, đường kinh thần kinh lớn hoặc nơi nhận mảnh ghép thiểu dưỡng nhiều tổ chức xơ sẹo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Jaggi, A., et al., Peripheral nerve injuries, in Physical management in neurological rehabilitation. 2004, Elsevier. p. 153-175.
2. Farber, S.J., et al., Vascularization is delayed in long nerve constructs compared with nerve grafts. Muscle & nerve, 2016. 54(2): p. 319-321.
3. Wang, G., et al., Blood vessel remodeling in late stage of vascular network reconstruction is essential for peripheral nerve regeneration. Bioengineering & Translational Medicine, 2022. 7(3): p. e10361.
4. Muangsanit, P., R.J. Shipley, and J.B. Phillips, Vascularization strategies for peripheral nerve tissue engineering. The Anatomical Record, 2018. 301(10): p. 1657-1667.
5. Auger, F.A., L. Gibot, and D. Lacroix, The pivotal role of vascularization in tissue engineering. Annual review of biomedical engineering, 2013. 15: p. 177-200.
6. Jain, R.K., et al., Engineering vascularized tissue. Nature biotechnology, 2005. 23(7): p. 821-823.
7. Saffari, T.M., et al., The role of vascularization in nerve regeneration of nerve graft. Neural regeneration research, 2020. 15(9): p. 1573.
8. Terzis, J.K. and V.K. Kostopoulos, Vascularized nerve grafts and vascularized fascia for upper extremity nerve reconstruction. Hand, 2010. 5(1): p. 19-30.
9. Koshima, I. and K. Harii, Experimental study of vascularized nerve grafts: multifactorial analyses of axonal regeneration of nerves transplanted into an acute burn wound. The Journal of hand surgery, 1985. 10(1): p. 64-72.
10. Yajima, W., et al., Respiratory failure due to diaphragm paralysis after brachial plexus injury diagnosed by point-of-care ultrasound. BMJ Case Reports CP, 2022. 15(2): p. e246923.