NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG CỔ CAO MẤT VỮNG

Vũ Văn Cường1, Ngô Thanh Tú1,, Võ Văn Thanh1,2, Đinh Thế Hưng1, Phạm Hồng Phong3
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

sàng của bệnh nhân chấn thương cột sống cổ cao mất vững nhằm đưa ra các dấu hiệu gợi ý khi bệnh nhân có tổn thương cột sống cổ cao. Đối tượng và phương pháp: Mô tả chùm ca bệnh 66 bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương cột sống vỡ C1 - C2 mất vững từ tháng 3 năm 2018 tới nay. Kết quả: 66 bệnh nhân (58 nam/8 nữ) với độ tuổi trung bình 38,27 ± 13,69 được chẩn đoán chấn thương cột sống cổ vỡ C1 - C2 mất vững. Chấn thương cột sống cổ cao mất vững chủ yếu gặp do tai nạn giao thông (56,06%) và tai nạn ngã cao (30,30%). Tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng đau cổ (100%), hạn chế vận động cột sống cổ chiếm 90,91%, chỉ có 24,24% bệnh nhân có triệu chứng cứng cổ. Tổn thương lâm sàng của bệnh nhân trước phẫu thuật theo ASIA chủ yếu nằm trong nhóm ASIA E (68,18%). Tổn thương chính của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là gãy mỏm răng đơn thuần chiếm 54,55%. Trật C1-C2 do các nguyên nhân khác nhau chiếm 31,81%, chỉ có 13,64% các trường hợp chấn thương vỡ C1 đơn thuần. Kết luận: Chấn thương cột sống cổ cao có triệu chứng lâm sàng nghèo nàn và không đặc hiệu, do đó nên khuyến cáo bắt buộc phải sử dụng phương tiện chẩn đoán hình ảnh để đánh giá cột sống cổ cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alexander R. Vaccaro (2002), Fractures of the cervical, thoracic and lumbar spine, Marcel Dekker, Inc,
2. Frank H Netter.Md (1997), "Human Atlas ( Giải phẫu người )", Nhà xuất bản Y hoc.
3. Gertzbein SD, Robbins SE. Accuracy of pedicular screw placement in vivo. Spine. 1990;15:11–14
4. Harms J, Melcher RP. Posterior C1–C2 fusion with polyaxial screw and rod fixation. Spine. 2001;26:2467–2471.
5. Wackenheim (1989), "Radiology of the cervical spine", Radiologe, 29(4): tr. 176-8.
6. Yonghong Zheng, Dingjun Hao, Biao Wang và các cộng sự. (2016), "Clinical outcome of posterior C1–C2 pedicle screw fixation and fusion for atlantoaxial instability: A retrospective study of 86 patients", Journal of Clinical Neuroscience, 32, tr. 47-50.
7. Richard H Rothman và Frederick A Simeone (2006), Rothman-Simeone, the Spine, Vol. 1, Saunders Elsevier.
8. Hà Kim Trung (2005), "Nghiên cứu chẩn đoán và phẫu thuật chấn thương cột sống cổ có thương tổn thần kinh tại Bệnh viện Việt Đức", Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
9. Praveen V Mummaneni và Regis W Haid (2005), "Atlantoaxial fixation: overview of all techniques", Neurology India, 53(4), tr. 408.
10. Atul Goel và Francesco Cacciola (2011), Craniovertebral Junction: Diagnosis--Pathology--Surgical Techniques, Thieme.