ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SINH NON, TRẺ NHẸ CÂN SO VỚI TUỔI THAI TRONG 2 NĂM ĐẦU ĐỜI TẠI THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Phượng1,, Nguyễn Văn Sơn1, Nguyễn Hồng Phương1, Lê Thị Kim Dung1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm phát triển của trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân so với tuổi thai trong 2 năm đầu đời. Đối tượng: Trẻ sinh tại 20 xã của tỉnh Thái Nguyên, được chia thành 3 nhóm: 147 trẻ sinh non, 180 trẻ sinh đủ tháng có cân nặng thấp so với tuổi thai (small for gestational age - SGA), 1243 trẻ sinh đủ tháng có cân nặng phù hợp với tuổi thai (appropriate for gestational age - AGA). Phương pháp: Nghiên cứu mô tả. Kết quả: Tại thời điểm 12 tháng, có sự khác biệt về vận động thô của 3 nhóm: trẻ SGA có điểm vận động thô thấp nhất (95,7 điểm), sau đó đến trẻ sinh non (98,5 điểm), trẻ AGA có điểm vận động thô cao nhất (95,7 điểm). Tại thời điểm 24 tháng, có sự khác biệt về vận động tinhcuar 3 nhóm: trẻ sinh non có điểm vận động tinh thấp nhất (105,9 điểm), sau đó đến trẻ SGA (106,5 điểm), cao nhất là trẻ AGA (108,4 điểm). Các lĩnh vực phát triển khác của 3 nhóm trẻ không có sự khác biệt. Tỷ lệ phát triển của 3 nhóm trẻ lúc 12 tháng và 24 tháng chủ yếu ở mức độ trung bình. Tỷ lệ phát triển nhận thức mức độ trung bình dao động từ 47% đến 53% lúc 12 tháng và từ 79% đến 83% lúc 24 tháng. Kết luận: Có sự khác biệt về phát triển vận động của trẻ sinh non, trẻ SGA và trẻ AGA lúc 12 tháng và 24 tháng. Tỷ lệ các mức độ phát triển của trẻ sinh non và trẻ SGA trong 2 năm đầu đời chủ yếu ở mức trung bình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Tuyết Loan (2016), Di chứng thần kinh và tăng trưởng của trẻ non tháng xuất viện từ đơn vị hồi sức sơ sinh bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang.
2. Arcangeli T et al. (2012), "Neurodevelopmental delay in small babies at term: a systematic review", Ultrasound Obstet Gynecol. 40(3), tr. 267-75.
3. Kieviet J.F et al. (2009), "Motor development in very preterm and very low-birth-weight children from birth to adolescence: a meta-analysis", JAMA. 302(20), tr. 2235-42.
4. C. H. T. Do et al. (2020), "Neurodevelopment at 2 years corrected age among Vietnamese preterm infants", Arch Dis Child. 105(2), tr. 134-140.
5. Lawn J.E et al (2023), "Small babies, big risks: global estimates of prevalence and mortality for vulnerable newborns to accelerate change and improve counting", Lancet. 401(10389), tr. 1707-1719.
6. Anne C, Hannah Blencowe, Joy E. Lawn (2019), Small babies, big numbers: global estimates of preterm birth, The Lancet Global Health, chủ biên, Elsevier Ltd, tr. e2-e3.
7. Stalnacke S.R et al. (2019), "Cognitive Development Trajectories in Preterm Children With Very Low Birth Weight Longitudinally Followed Until 11 Years of Age", Front Physiol. 10, tr. 307.
8. Vinther J.L et al. (2023), "Gestational age at birth and body size from infancy through adolescence: An individual participant data meta-analysis on 253,810 singletons in 16 birth cohort studies", PLoS Med. 20(1), tr. e1004036.