CHUẨN HÓA PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT CỦA THANG ĐO THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI LESBIAN VÀ GAY BẢN RÚT GỌN (ATLG-S) CỦA HEREK

Nguyễn Hoài Bắc1,2,, Nguyễn Cao Thắng2, Hồ Ánh Sáng1, Nguyễn Khánh Huy1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thang đo thái độ đối với lesbian và gay bản rút gọn (ATLG-S) của Herek đã được sử dụng khá phổ biến để đánh giá mức độ chấp nhận đối với cộng đồng người có giới tính thiểu số LGBT. Tuy nhiên, bộ câu hỏi này vẫn chưa có phiên bản tiếng Việt được chuẩn hóa với phương pháp phù hợp. Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện nhằm chuẩn hóa được thang đo của Herek đối với sinh viên đang học tập tại trường Đại học Y Hà Nội cũng như xác định được các yếu tố liên quan đến thái độ của sinh viên đối với lesbian và gay. Nghiên cứu được thực hiện là nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện và cỡ mẫu được tính theo công thức của Bonnett. Kết quả cho thấy hệ số tương quan mục-tổng (ITC) của các câu hỏi đều cao hơn so với 0,3. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) cho thấy CMIN/df=1,974, GFI = 0,933, CFI = 0,973, TLI = 0,964, RMSEA = 0,070 và PCLOSE=0,086. Dựa trên kết quả này, cấu trúc hai yếu tố được chấp nhận. Phân tích hồi quy logistic đa biến chỉ ra rằng yếu tố dân tộc, giới tính khai sinh, bạn bè thuộc cộng đồng LGBT có liên quan đến thái độ với lesbian và gay. Nghiên cứu của chúng tôi là cần thiết để bổ sung thêm dữ liệu để đảm bảo trong công bằng khám chữa bệnh cho cộng đồng LGBT cũng như góp phần trong việc thúc đẩy bình đẳng của nhóm giới tính thiểu số ở Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Puckett J.A., Woodward E.N., Mereish E.H., et al. (2015). Parental Rejection Following Sexual Orientation Disclosure: Impact on Internalized Homophobia, Social Support, and Mental Health. LGBT Health, 2(3), 265–269.
2. Ayhan C.H.B., Bilgin H., Uluman O.T., et al. (2020). A Systematic Review of the Discrimination Against Sexual and Gender Minority in Health Care Settings. Int J Health Serv, 50(1), 44–61.
3. Savin-Williams R.C. (1994). Verbal and physical abuse as stressors in the lives of lesbian, gay male, and bisexual youths: Associations with school problems, running away, substance abuse, prostitution, and suicide. Journal of Consulting and Clinical Psychology, 62(2), 261–269.
4. Tri N.M. (2022). Understanding the LGBT subculture in Vietnam: Toward theories of cultural studies. IJEEL, 1(3), 01–07.
5. Kenig N. (2019). Psychometric analysis of the short version of attitudes toward lesbians and gay men scale (ATLG-S). godzbo, 72, 169–182.
6. Herek G.M. (1994). Assessing Heterosexuals’ Attitudes toward Lesbians and Gay Men: A Review of Empirical Research with the ATLG Scale. Lesbian and Gay Psychology: Theory, Research, and Clinical Applications. SAGE Publications, Inc., 2455 Teller Road, Thousand Oaks California 91320 United States, 206–228.
7. Herek G.M. (1988). Heterosexuals’ attitudes toward lesbians and gay men: Correlates and gender differences. Journal of Sex Research, 25(4), 451–477.
8. Dovidio J.F., Johnson J.D., Gaertner S.L., et al. (2010). Empathy and intergroup relations. Prosocial motives, emotions, and behavior: The better angels of our nature. American Psychological Association, Washington, 393–408.
9. Yu Y., Xiao S., and Xiang Y. (2011). Application and Testing the Reliability and Validity of a Modified Version of Herek’s Attitudes Toward Lesbians and Gay Men Scale in China. Journal of Homosexuality, 58(2), 263–274.
10. Nguyen T.Q. and Blum R.W. (2014). Homosexuality Tolerance Among Male and Female Vietnamese Youth: An Examination of Traditional Sexual Values, Self-Esteem, and Demographic/ Contextual Characteristics. Journal of Adolescent Health, 55(6), 823–829.