KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA TỶ TRỌNG SỎI THẬN VÀ BỀ DÀY NHU MÔ THẬN TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY VỚI THỜI GIAN TÁN SỎI QUA DA

Hoàng Đình Âu1,, Thân Thị Bích Nguyệt2, Trần Quốc Hòa1,2
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát mối liên quan giữa tỷ trọng sỏi thận và bề dày nhu mô thận trên cắt lớp vi tính đa dãy với thời gian tán sỏi qua da (PCNL). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tại Bệnh viện Đại học Y Hà nội từ tháng 7/2022 đến tháng 7/2023 trên 71 bệnh nhân (BN) sỏi thận được PCNL, được chụp CLVT đa dãy trước tán sỏi và kiểm tra mức độ sạch sỏi sau tán. Tỷ trọng sỏi được đo trên từng sỏi và lấy giá trị trung bình của từng bệnh nhân và được phân theo các mức sỏi tỷ trọng thấp <950 đơn vị Housfield (UH) và sỏi tỷ trọng cao> 950 UH. Bề dày nhu mô thận được phân thành 2 mức ≥18 mm và <18 mm. Sau đó, các biến số này được đối chiếu với thời gian PCNL nhằm xác định mối liên quan, nếu p<0.05 được cho là có mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Kết quả: Tuổi trung bình là 53,8± 12,3. Tỷ lệ nam/nữ là 1,54. Tỷ lệ sỏi có tỷ trọng <950 UH (n=9) và >950 UH (n=62) lần lượt là 12,7% và 87,3% tương ứng với thời gian tán sỏi (tính bằng phút) là 58,7±28,1và 68,7±32,8, không sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,4) về thời gian tán sỏi giữa 2 nhóm sỏi tỷ trọng cao và sỏi tỷ trọng thấp. Tỷ lệ BN có bề dày nhu mô thận ≤18 mm (n=32) và >18 mm  (n= 39) lần lượt là 45,1% và 54,9%. Thời gian tán sỏi (tính bằng phút) của nhóm có bề dày nhu mô ≥ 18mm và <18 mm lần lượt là 57,18±23,7 và 80±38,12. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,005) về thời gian tán sỏi giữa 2 nhóm bề dày nhu mô ≥18 mm và <18 mm. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ trọng sỏi không có mối liên quan với thời gian tán sỏi qua da với p>0,05. Ngược lại, bề dày nhu mô thận có mối liên quan với thời gian tán sỏi qua da với p<0,05. Việc đánh giá bề dày nhu mô thận trên CLVT đa dãy đóng vai trò quan trọng trong dự báo kết quả tán sỏi thận qua da.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Viljoen A, Chaudhry R, Bycroft J. Renal stones. Ann Clin Biochem. 2019; 56(1):15-27. doi:10.1177/0004563218781672.
2. Bùi Văn Lệnh. Chẩn Đoán Hình Ảnh Bộ Máy Tiết Niệu. Nhà xuất bản y học; 2011.
3. Hoàng Long. In: Bài Giảng Bệnh Học Ngoại Khoa. 2013:203-204.
4. Tefekli A, Ali Karadag M, Tepeler K, Sari E, Berberoglu Y, Baykal M, et al. Classification of percutaneous nephrolithotomy complications using the modified Clavien grading system: Looking for a standard. Eur Urol 2008;53:184‐90.
5. de la Rosette JJ, Zuazu JR, Tsakiris P, Elsakka AM, Zudaire JJ, Laguna MP, de Reijke TM. Prognostic factors and percutaneous nephrolithotomy morbidity: A multivariate analysis of a contemporary series using the Clavien classification. J Urol 2008;180:2489‐93.
6. Mishra S, Sabnis RB, Desai M. Staghorn morphometry: A new tool for clinical classification and prediction model for percutaneous nephrolithotomy monotherapy. J Endourol 2012; 26:6‐14.
7. Smith RC, Rosenfield AT, Choe KA, et al. Acute flank pain: comparison of non-contrast-enhanced CT and intravenous urography. Radiology. 1995; 194(3): 789-794. doi: 10.1148/ radiology.194.3.7862980
8. Lai WH, Jou YC, Cheng MC, et al. Tubeless percutaneous nephrolithotomy: Experience of 1000 cases at a single institute. Urological Science. 2017;28(1): 23-26. doi: 10.1016/j.urols. 2016.04.004
9. Liu Y, Chen Y, Liao B, et al. Epidemiology of urolithiasis in Asia. Asian J Urol. 2018;5(4):205-214. doi: 10.1016/j.ajur.2018.08.007
10. Ozgor F, Kucuktopcu O, Sarılar O, et al. Does previous open renal surgery or percutaneous nephrolithotomy affect the outcomes and complications of percutaneous nephrolithotomy. Urolithiasis. 2015; 43(6): 541-547. doi:10.1007/ s00240-015-0798-9.