KHẢO SÁT ÁP LỰC BÓNG CHÈN ỐNG NỘI KHÍ QUẢN TRONG GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢN

Trương Thị Như Ý1,, Nghiêm Tất Nghiêm1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trên thực tế lâm sàng, áp lực bóng chèn của ống nội khí quản (NKQ) khi gây mê NKQ thường không được đo bằng đồng hồ đo áp lực. Áp lực bóng chèn thường dựa vào cảm nhận, kinh nghiệm của người bơm bóng. Áp lực bóng chèn trên 30 cmH2O có thể gây tổn thương niêm mạc khí quản và gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh được đặt NKQ. Tuy nhiên, yếu tố này có thể tránh được nếu có sự quan tâm, quản lý của bác sĩ, điều dưỡng gây mê. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ và các yếu tố dự đoán áp lực bóng chèn vượt quá ngưỡng an toàn trên người bệnh (NB) được gây mê NKQ. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả tiến cứu được thực hiện trên 122 NB được gây mê NKQ cho phẫu thuật chương trình. Ngay sau khi NB đặt NKQ, áp lực bóng chèn được đo, ghi nhận và điều chỉnh nếu nằm ngoài phạm vị an toàn. Các thông số về áp lực bóng chèn, thể tích khí bơm vào bóng chèn, kích cỡ ống NKQ được ghi nhận và phân tích. Kết quả: Áp lực bóng chèn trung bình theo kinh nghiệm và cảm nhận là 32 ±10,6 cmH2O. Tỉ lệ áp lực bóng chèn vượt quá 30 cmH2O là 41,8%. Có 12 trường hợp áp lực bóng chèn lớn hơn 50 cmH2O. Các yếu tố độc lập dự đoán áp lực bóng chèn vượt quá ngưỡng an toàn gồm chiều cao thấp (OR =0,68, khoảng tin cậy 95% là 0,5 - 0,9, p = 0,009), thể tích khí bơm vào bóng chèn (OR = 31,53, khoảng tin cậy 95% là 5,39 – 184,54, p=0,001). Kết luận: Áp lực bóng chèn không thể đạt được giá trị trong ngưỡng cho phép bằng kỹ thuật cảm nhận bằng tay và kinh nghiệm. Vì vậy, cần phải sử dụng đồng hồ đo áp lực và lựa chọn kích cỡ ống NKQ phù hợp với mỗi NB.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Bảo Trinh, Phạm Văn Đông (2021) “Mối liên hệ giữa áp lực đường thở và áp lực bóng chèn ống nội khí quản ở người bệnh phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng”. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. Tập 25, số 3
2. Amirhossein Orandi (2021). “Evaluation of Endotracheal Tube Cuff Pressure in Intubated Patients in Emergency Department, Operating Rooms, and Icus of Imam Khomeini Hospital Complex in 2018; A Cross Sectional Study”. Achives of Anesthisiology and Critical care 2021; 7 (2): 69-74.
3. Fernandez R, Blanch L, Mancebo J, Bonsoms N, Artigas A (1990) “Endotracheal tube cuff pressure assessment: pitfalls of finger estimation and need for objective measurement“. Crit Care Med 1990, 18:1423-1426
4. Seegobin R, van Hasselt GL (1984) “Endotracheal cuff pressure and tracheal mucosal blood flow: endoscopic study of effects of four large volume cuffs”. BMJ. 1984;288:965-968.
5. Sengupta P, Sessler DI, Maglinger P, et al (2004). "Endotracheal tube cuff pressure in three hospitals, and the volume required to produce an appropriate cuff pressure". BMC Anesthesiology, 4(1): pp. 8.