ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH HỌC VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC NGOẠI KHOA, BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Nguyễn Đình Hiệp1, Đỗ Ngọc Sơn2,, Nguyễn Văn Hương1, Trịnh Xuân Nam1
1 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh học và kết quả điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não nặng tại Khoa hồi sức tích cực ngoại khoa Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 51 bệnh nhân chấn thương sọ não nặng đã được phẫu thuật giải phóng chèn ép não, điều trị hậu phẫu tại Khoa hồi sức tích cực ngoại khoa, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An từ tháng 10/2022 đến tháng 06/2023. Kết quả: Độ tuổi chiếm nhiều nhất là 40-59 tuổi (41,2%). Bệnh nhân nam giới chiếm đa số với 86,3%. Tai nạn giao thông là nguyên nhân thường gặp nhất với 78,4%. Glasgow lúc vào viện từ 6 - 8 điểm chiếm 94,1%. 37,3% trường hợp có đồng tử giãn và mất phản xạ ánh sáng một bên, có 3,9% trường hợp đồng tử giãn và mất phản xạ ánh sáng cả 2 bên. 19,6% bệnh nhân có hình ảnh chảy máu màng nhện. Máu tụ dưới màng cứng là tổn thương thường gặp nhất với tỷ lệ 45,1%. 19,6% bệnh nhân có tổn thương phối hợp. Đa số có sự di lệch qua đường giữa từ 6-10 mm chiếm tỷ lệ 66,7%. 45,1% bệnh nhân có bể đáy bị chèn ép, mờ các mức độ khác nhau. Tỷ lệ bệnh nhân có điểm Rotterdam là 5 chiếm 7,8%. Tỷ lệ tử vong sau 1 tháng là 11,8%, tỷ lệ bệnh nhân sau điều trị có di chứng ít hoặc hồi phục tốt là 56,9%. Số ngày điều trị trung bình là 20,47 ± 11,83 ngày, số ngày hậu phẫu trung bình là 19,70 ± 11,81. Kết luận: Lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính trên bệnh nhân chấn thương sọ não nặng là đa dạng. Với sự phát triển của kỹ thuật mổ và hồi sức sau mổ, tỷ lệ tử vong và di chứng nặng của bệnh nhân chấn thương sọ não đã giảm đáng kể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Maas AIR, Roozenbeek B, Manley GT. Clinical trials in traumatic brain injury: past experience and current developments. Neurotherapeutics. 2010;7(1): 115-126. doi: 10.1016/j.nurt.2009. 10.022
2. Huang YH, Deng YH, Lee TC, Chen WF. Rotterdam computed tomography score as a prognosticator in head-injured patients undergoing decompressive craniectomy. Neurosurgery. 2012; 71(1): 80-85. doi:10.1227/ NEU.0b013e3182517aa1
3. Nguyễn Thế Hào, Phạm Quỳnh Trang. (2013) Nghiên cứu biến chứng sớm sau phẫu thuật giảm áp trong chấn thương sọ não nặng. Y Học Thực Hành., 891:265 - 267.
4. Chesnut RM. Intracranial pressure monitoring: headstone or a new head start. The BEST TRIP trial in perspective. Intensive Care Med. 2013;3 9(4): 771-774. doi:10.1007/s00134-013-2852-9
5. Wu X, Hu J, Zhuo L, et al. Epidemiology of traumatic brain injury in eastern China, 2004: a prospective large case study. J Trauma. 2008; 64(5): 1313-1319. doi:10.1097/TA. 0b013e318165c803
6. Carney N, Totten AM, O’Reilly C, et al. Guidelines for the Management of Severe Traumatic Brain Injury, Fourth Edition. Neurosurgery. 2017;80(1):6-15. doi:10.1227/NEU. 0000000000001432
7. Bùi Ngọc Tiến. (2012) Phẫu thuật giải phóng chèn ép não trên bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Y Học Thực Hành., 16:212 - 214.
8. Nguyễn Công Tô, Nguyễn Đình Hưng. (2010) Các yếu tố tiên lượng của chấn thương sọ não vừa và nặng. Y Học Thực Hành., 734:247 - 252.