MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN NÃO ĐỒ, HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ Ở TRẺ EM MẮC ĐỘNG KINH KHÁNG THUỐC

Hồ Đăng Mười1,, Nguyễn Đăng Tôn2, Nguyễn Đức Thuận3
1 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
2 Viện Nghiên cứu hệ gen - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
3 Học viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích một số đặc điểm, điện não đồ, hình ảnh cộng hưởng từ, xác định yếu tố nguy cơ động kinh kháng thuốc ở trẻ em. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 213 trẻ em mắc động kinh điều trị, tại khoa thần kinh Bệnh viện Nhi Trung Ương và khoa Thần kinh Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ 01.2021 đến 12.2022, được chia thành 2 nhóm: nhóm động kinh kháng thuốc (n=112) và đáp ứng thuốc (n=101). Bệnh nhân chẩn đoán động kinh kháng thuốc và đáp ứng thuốc theo tiêu chuẩn (ILAE 2010). Kết quả: 213 bệnh nhân nghiên cứu. Nhóm động kinh kháng thuốc có trạng thái động kinh chiếm 25,9%, co giật sơ sinh chiếm 15,2%, co giật do sốt chiếm 35,7%, chậm mốc phát triển tâm thần vận động chiếm 93,8%. Tuổi khởi phát trung bình ở nhóm động kinh kháng thuốc là 11,8 ± 13 tháng, tần suất cơn co giật trung bình ở nhóm động kinh kháng thuốc trong 1 ngày 10,6±8,6. Phân loại lâm sàng động kinh toàn thể chiếm 70,9% trên cả 2 nhóm nghiên cứu. Có 34 trường hợp được phân loại hội chứng chiếm 16%. Kết quả phân tích cận lâm sàng ĐNĐ, MRI não bất thường ở nhóm động kinh kháng thuốc lần lượt chiếm 93% và 58,9%. Tiến hành phân tích hồi quy đa biến cho thấy co giật tuổi sơ sinh, co giật do sốt, trạng thái động kinh, chậm mốc phát triển tâm thần vận động, điện não đồ và MRI bất thường là những yếu tố liên quan đến động kinh kháng thuốc. Kết luận: Kết quả sóng điện não đồ và hình ảnh MRI não bất thường kết hợp với các yếu tố lâm sàng tiền sử co giật tuổi sơ sinh, tiền sử co giật do sốt, trạng thái động kinh, chậm các mốc phát triển tâm thần vận động, làm tăng nguy cơ động kinh kháng thuốc ở trẻ em.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Engel J. (2006). ILAE classification of epilepsy syndromes. Epilepsy Research, 70, 5–10.
2. Granata T, Marchi N., Carlton E. (2009). Management of the patient with medically refractory epilepsy. Expert Review of Neurotherapeutics, 9(12), 1791–1802.
3. Rocque B.G, Davis M.C., McClugage S.G. (2018). Surgical treatment of epilepsy in Vietnam: program development and international collaboration. Neurosurgical Focus, 45(4), E3.
4. Wu C.-C, Tsai M.-H., Chu Y.-J. (2020). The role of targeted gene panel in pediatric drug-resistant epilepsy. Epilepsy & Behavior, 106, 107003.
5. Sporiš D, Bašić S, Šušak I. (2013). Predictive factors for early identification of pharmacoresistant epilepsy. Acta clinica Croatica, 52(1.), 11–15.
6. Karaoğlu P, Yi̇Ş U., Polat A.İ. (2021). Clinical predictors of drug-resistant epilepsy in children. Turk J Med Sci, 51(3), 1249–1252.
7. Patil M.G, Malik S, Joshi S. (2009). Early predictors of intractable childhood epilepsy. Bombay Hospital Journal, 51(1), 37.
8. Oskoui M, Webster R.I, Zhang X. (2005). Factors predictive of outcome in childhood epilepsy. Journal of child neurology, 20(11), 898–904.
9. Mohanraj R. Brodie M.J. (2013). Early predictors of outcome in newly diagnosed epilepsy. Seizure, 22(5), 333–344.