CO RÚT GÂN GẤP NGÓN CHÂN CÁI DÀI SAU LẤY VẠT XƯƠNG MÁC TẠO HÌNH XƯƠNG HÀM DƯỚI: TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG VÀ NHÌN LẠI Y VĂN

Nguyễn Tấn Văn1,2,, Vũ Trung Trực1,3
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Bệnh viện E trung ương
3 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong vài thập kỷ gần đây, vạt xương mác đã trở thành loại vạt phổ biến nhất được sử dụng để tạo hình các tổn thương có khuyết xương đặc biệt là tạo hình xương hàm dưới do số lượng và tính chất tương đồng với vùng xương bị khuyết. Song song với việc nghiên cứu và phân tích các ưu điểm của loại vạt này thì các biến chứng nơi cho vạt và các biện pháp phòng ngừa biến chúng cũng không ngừng được thông báo. Các biến chứng thường gặp bao gồm chậm liền vết mổ, nhiễm trùng, chảy máu, hoạị tử da ghép hay các biến chứng muộn như đau dai dẳng, hạn chế vận động khớp cổ bàn chân hoặc hạn chế vận động do tổn thương thần kinh vận động trong quá trình lấy vạt. Bài báo này trình bày một trường hợp lâm sàng đặc biệt, biến chứng hiếm gặp chưa thấy thông báo trong y văn tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo ca lâm sàng và tổng kết y văn. Kết quả: Người bệnh nam 19 tuổi, được phẫu thuật cắt u men xương hàm dưới phải và tạo hình bằng vạt xương mác đối bên tự do vi phẫu. Sau phẫu thuật, ngón chân cái bên chân lấy vạt bị co rút dần và gấp về phía gan chân gây hạn chế vận động. Ở thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật, ngón chân cái bị gấp về gan chân một góc 80 độ, người bệnh được phẫu thuật kéo dài gân gấp ngón chân cái dài để cải thiện tình trạng vận động. Kết luận: Co rút các gân sau phẫu thuật lấy vạt xương mác là một biến chứng hiếm gặp ảnh hưởng nặng nề đến vận động bàn ngón chân, có thể phòng tránh được nếu phẫu thuật viên lưu ý trong khi phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Trung Trực, Tống Xuân Thắng, Bùi Mai Anh, Tô Tuấn Linh, Nguyễn Hồng Hà, Nguyễn Đình Phúc (2014). Vi phẫu thuật tạo hình sau cắt bỏ khối ung thư khoang miệng: nhận xét kết quả bước đầu. Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam, số đặc biệt, tr 308-311.
2. Maben D, Anehosur V, Kumar N (2021). Assessment of Donor Site Morbidity Following Fibula Flap Transfer. J Maxillofac Oral Surg. Jun;20(2):258-263.
3. Taylor GI, Miller GDH, Ham FJ (1975). The free vascularized bone graft. Plast Reconstr Surg 55:533–544.
4. Gu Y, Ma H, Shujaat S, Orhan K, Coucke W, Amoli MS, Bila M, Politis C, Jacobs R (2021). Donor- and recipient-site morbidity of vascularized fibular and iliac flaps for mandibular reconstruction: A systematic review and meta-analysis. J Plast Reconstr Aesthet Surg. Jul;74(7):1470-1479.
5. Feng KM, Sudirman SR, Shih HS, Jeng SF (2020). Experience on primary closure of fibular flap donor sites and development of an algorithm for closure based on different flap designs. Microsurgery. Oct;40(7):741-749.
6. Fang H, Liu F, Sun C, Pang P (2019). Impact of wound closure on fibular donor-site morbidity: a meta-analysis. BMC Surg. Jul 5;19(1):81.
7. Li P, Fang Q, Qi J, Luo R, Sun C (2015). Risk Factors for Early and Late Donor-Site Morbidity After Free Fibula Flap Harvest. J Oral Maxillofac Surg. Aug;73(8):1637-40.
8. Trịnh Xuân Đàn (2018). Bài giảng giải phẫu học - Đại học Thái Nguyên. Nhà xuất bản Y học.