SO SÁNH KẾT QUẢ PHẪU THUẬT RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI BẰNG MÁY PHẪU THUẬT SIÊU ÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NHỔ RĂNG KINH ĐIỂN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Lê Thị Thu Hải1,, Lê Diệp Linh1, Vũ Hồng Thái2
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
2 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh kết quả phẫu thuật răng khôn hàm dưới theo phân loại Parant II, III bằng máy phẫu thuật siêu âm và phương pháp nhổ thường (nhổ răng kinh điển) tại Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả kết hợp theo dõi dọc có phân tích trên 138 bệnh nhân được phẫu thuật lấy răng khôn hàm dưới (răng khôn hàm dưới) mọc lệch ngầm theo phân loại phẫu thuật Parant II, III tại Khoa Răng miệng - Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 09/2019 đến tháng 05/2020. Đối tượng nghiên cứu được chia thành 2 nhóm, nhóm điều trị nhổ thường và nhổ sử dụng máy (mỗi nhóm 69 bệnh nhân). So sánh thời gian phẫu thuật, mức độ đau, sưng, há miệng, biến chứng ở hai nhóm bệnh nhân. Kết quả: Thời gian phẫu thuật trung bình ở nhóm có sử dụng máy (40,80 ± 2,02 phút) kéo dài hơn so với nhóm nhổ răng theo phương pháp kinh điển (37,40 ± 2,13 phút). Mức độ đau ở nhóm bệnh nhân phẫu thuật có sử dụng máy siêu âm ít hơn so với nhóm không sử dụng ở ngày thứ nhất và ngày thứ 2 sau phẫu thuật. Mức độ sưng ở nhóm bệnh nhân phẫu thuật có sử dụng máy ít hơn, mức độ há miệng tốt hơn so với nhóm không sử dụng ở ngày thứ 2 và thứ 7 sau phẫu thuật. Tỉ lệ gãy chân răng ở nhóm có sử dụng máy là 4,3 % và nhóm chứng là 7,2%. Tỉ lệ rách vạt ở nhóm có sử dụng máy là 2,9% và nhóm chứng là 7,2%. Chưa có sự khác biệt về biến chứng ở 2 nhóm điều trị. Kết luận: Phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới có sử dụng máy siêu âm mặc dù có thời gian phẫu thuật dài hơn, tuy nhiên mang lại hiệu quả tốt hơn so với nhổ răng thông thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Mạnh Hà (2013). Tai biến của quá trình nhổ răng và phẫu thuật trong miệng. Phẫu thuật trong miệng tập I, Nhà xuất bản Giáo dục: 138-153.
2. Phan Văn Hữu (2011). Ảnh hưởng của vạt bao và vạt tam giác đối với phẫu thuật răng khôn hàm dưới. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2(15): 201-207.
3. Angelo Troedhan, Andreas Kurrek, Marcel Wainwright (2011). Ultrasonic piezotome surgery: is it a benefit for our patients and does it extend surgery time? A retrospective comparative study on the removal of 100 impacted mandibular 3rd molars. Open Journal of Stomatology, 1(4): 179-184.
4. FN Bartuli, F Luciani, F Caddeo, et al. (2013). Piezosurgery vs High Speed Rotary Handpiece: a comparison between the two techniques in the impacted third molar surgery. ORAL & implantology, 6(1): 5.
5. Luigi Piersanti, Matteo Dilorenzo, Giuseppe Monaco, et al. (2014). Piezosurgery or conventional rotatory instruments for inferior third molar extractions? Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 72(9): 1647-1652.
6. Văn Thị Sóc Nâu, Trần Thị Phương Đan, Lâm Nhựt Tân và cộng sự (2022). Kết quả điều trị răng khôn hàm dưới liên quan đến thần kinh răng dưới bằng phẫu thuật có sử dụng máy Piezotome tại bệnh viện trường đại học y dược Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 55: 193-200.
7. Antonio Barone, Simone Marconcini, Luca Giacomelli, et al. (2010). A randomized clinical evaluation of ultrasound bone surgery versus traditional rotary instruments in lower third molar extraction. Journal of oral and maxillofacial surgery, 68(2): 330-336.
8. Nguyễn Minh Khởi (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả nhổ răng khôn hàm dưới bằng tay khoan quay và máy Piezotome tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ, Luận Văn Thạc Sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
9. Nguyễn Thị Sen, Lê Xuân Hùng (2021). Đánh giá kết quả phẫu thuật răng khôn hàm dưới tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình. Tạp chí Y học cộng đồng, 62(5(2021)): 141.