THAY ĐỔI SINH HÓA Ở TRẺ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE ĐƯỢC LỌC MÁU LIÊN TỤC

Nguyễn Hà Phương1, Phùng Nguyễn Thế Nguyên2,
1 Bệnh viện TP. Thủ Đức
2 Đại học Y Dược TP. HCM, Bệnh viện Nhi Đồng 1

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Cơ chế bệnh sinh gây tổn thương đa cơ quan trong sốt xuất huyết dengue nặng vẫn chưa rõ ràng và có thể do nhiều yếu tố phối hợp. Trong các biện pháp điều trị tổn thương đa cơ quan thì lọc máu liên tục được biết đến nhiều hơn trong khoảng 20 năm trở lại đây. Nghiên cứu này mô tả đặc điểm thay đổi sinh hóa ở trẻ sốt xuất huyết dengue được lọc máu liên tục. Đối tượng và phương pháp: mô tả 40 trẻ sốt xuất huyết dengue nặng được lọc máu liên tục tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/01/2017 đến 31/12/2021. Kết quả: Trước lọc máu: ghi nhận 90% bệnh nhân tổn thương gan mức độ nặng (giá trị men gan > 1000UI/l); giá trị trung vị của AST là 6339,5 (2873,8 – 11155,8) UI/l và ALT là 1162,7 (614,8 – 2440,8) UI/l; trong đó 77,5% bệnh nhân diễn tiến đến suy gan; bilirubin máu toàn phần và trực tiếp trung vị lần lượt là 54,8 (25,7 – 84,9) µmol/l và 30,1 (17,3 – 48,6) µmol/l; NH3 máu ghi nhận giá trị trung vị là 116,5 (61,2 – 156,0) µmol/l; albumin máu trung vị là 2,4 (1,7 – 2,9) g/dl; 67,5% bệnh nhân có tổn thương thận cấp theo tiêu chuẩn pRIFLE; nồng độ creatinin trung vị là 179,5 (88,5 – 244,4) µmol/l, trong đó có 42,5% trường hợp tổn thương suy chức năng (Failure), 17,5% trường hợp giai đoạn tổn thương (Injury) và 7,5% trường hợp nguy cơ (Risk); tất cả trẻ đều tăng lactate máu, và giá trị trung vị là 7,0 (3,6 – 10,5) mmol/l; hạ natri máu là thường gặp nhất, tiếp theo là hạ calci và kali máu, giá trị trung bình nồng độ natri, kali, calci máu lần lượt là 136,8 ± 7,0mmol/l; 3,9±0,7mmol/l; 1,1 ± 0,2 mmol/l; xét nghiệm khí máu: pH trung bình 7,33 ± 0,11; HCO3- trung bình 15,6 ± 5,0 mmol/l, BE trung vị -9,8 (-14,0 – -5,5). Đối với tình trạng oxy hóa máu và trao đổi khí, giá tri PaO2/FiO2 trung vị là 172,2 (118,1 – 305,3), AaDO2 trung vị là 390,3 (246,0 – 521,4), PaCO2 trung bình là 44,0 ± 6,3. Sau lọc máu: men gan, bilirubin, lactate máu, điện giải đồ, pH, PaO2/FiO2, AaDO2 không có sự thay đổi trong 24 giờ đầu lọc máu; NH3 máu, HCO3-, urê máu và creatinine máu cải thiện tại thời điểm 6 giờ và 24 giờ so với trước lọc máu. Kết luận: Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết dengue nặng được lọc máu có tổn thương gan nặng và tổn thương thận. Rối loạn điện giải thường gặp là hạ natri, hạ kali và hạ calci. Thay đổi sinh hóa khác là giảm albumin, tăng bilirubin máu, tăng lactat máu và toan chuyển hóa. NH3, urê, creatinine, HCO3- cải thiện trong 24 giờ đầu lọc máu

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thanh Nhàn (2020), "Interleukin 6 trong sốc sốt xuất huyết dengue ở trẻ em", [Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa 2].
2. Nguyễn Đình Qui (2015), "Đặc điểm rối loạn chức năng các cơ quan ở trẻ sốt xuất huyết dengue nặng tại Khoa Nhiễm - Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/2013 đến tháng 12/2015", [Luận văn Thạc sĩ Y học].
3. Nguyễn Hà Giang (2018), "Tổn thương thận cấp ở bệnh nhi sốt xuất huyết dengue", [Luận văn Thạc sĩ Y học].
4. Nguyễn Minh Tiến (2017), "Khảo sát thay đổi albumin máu và mối liên quan với tổn thương các cơ quan của trẻ sốc sốt xuất huyết dengue kéo dài tại Khoa hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 1", Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 21(4),79-89.
5. Nguyễn Minh Tiến, Phạm Văn Quang, Phùng Nguyễn Thế Nguyên, và cộng sự (2016), "Kết quả lọc máu liên tục trong điều trị sốc sốt xuất huyết dengue biến chứng suy đa cơ quan tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ năm 2004-2016", Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 20(4),7-15.
6. Nguyễn Tô Bảo Toàn (2019), "Đặc điểm tổn thương các cơ quan và điều trị sốt xuất huyết dengue nặng có sốc tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 7/2018 đến 6/2019", [Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa 2].
7. Phùng Nguyễn Thế Nguyên. Theo dõi huyết động trong điều trị sốc nhiễm khuẩn. Sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em: Nhà xuất bản Y Học; 2013. p. 153-70.
8. K. Laoprasopwattana, P. Pruekprasert, P. Dissaneewate, A. Geater, P. Vachvanichsanong (2010), "Outcome of dengue hemorrhagic fever-caused acute kidney injury in Thai children", J Pediatr, 157(2),303-9.