TỶ LỆ TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT LÚC ĐÓI VÀ LIPID MÁU Ở NGƯỜI ĐẾN KHÁM SỨC KHOẺ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

Khuất Tuấn Anh1,, Trần Nhật Phương Anh1, Nguyễn Hoàng Thanh Trúc1, Nguyễn Phương Thảo1, Ngô Thị Bình Minh1, Nguyễn Thị Băng Sương1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Khảo sát tỷ lệ hiện mắc các yếu tố nguy cơ bệnh không lây trong cộng đồng là cần thiết trong chiến lược phòng ngừa bệnh không lây tại Việt Nam. Nghiên cứu thực hiện nhằm cung cấp thông tin đóng góp vào các chiến lược kiểm soát yếu tố nguy cơ chuyển hoá của bệnh không lây trong cộng đồng. Mục tiêu: Khảo sát nồng độ trung bình đường huyết lúc đói, lipid trong máu (cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C, và triglycerid) và tỷ lệ người có bất thường đường huyết lúc đói và lipid máu trên người đến khám sức khoẻ tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2021. Phân tích sự khác nhau giữa giới và các nhóm tuổi. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 1001 người trưởng thành từ 18 tuổi đến khám sức khoẻ tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, có thực hiện xét nghiệm định lượng đường huyết lúc đói, cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C và triglycerid. Dữ liệu về tuổi, giới tính cũng được thu thập. Kết quả được lưu trữ và phân tích bằng phần mềm STATA. Kết quả: Trong nhóm đối tượng nghiên cứu, kết quả cho thấy có 15,7% người rối loạn đường huyết lúc đói, 3,5% người mắc đái tháo đường, tỷ lệ tăng đường huyết lúc đói ở nam cao hơn nữ. Nhóm tuổi 50 – 69 có tỷ lệ tăng đường huyết lúc đói (>=5,6 mmol/l) cao nhất (42,6%) so với các nhóm tuổi còn lại. Tỷ lệ tăng cholesterol toàn phần, LDL-C, triglycerid trong máu lần lượt là 53,6%, 49,6% và 43,0% tổng dân số nghiên cứu. Tỷ lệ HDL-C thấp được tìm thấy ở 22,6% người tham gia. Tỷ lệ người nam có rối loạn lipid thành phần cao hơn so với nữ, độ tuổi 50 – 69 có tỷ lệ rối loạn cao nhất ở tất cả các thành phần. Nhóm tuổi trẻ 18 đến 29 tuổi có tỷ lệ tăng đường huyết là 11,6% và cholesterol toàn phần máu lên đến 42%. Kết luận: Rối loạn đường huyết lúc đói và rối loạn lipid máu phổ biến nhất ở nam và nhóm tuổi cao từ 50 – 69 tuổi và cũng được ghi nhận đáng kể ở nhóm tuổi trẻ 18 – 29 tuổi. Sàng lọc các yếu tố nguy cơ chuyển hoá góp phần điều chỉnh lối sống, giảm bớt hành vi nguy cơ, góp phần phòng ngừa hiệu quả các bệnh không lây.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Lee ZV, Llanes EJ, Sukmawan R, Thongtang N, Ho HQT, Barter P. Prevalence of plasma lipid disorders with an emphasis on LDL cholesterol in selected countries in the Asia-Pacific region. Lipids Health Dis. 2021; 20:33.
2. Organization WH. 2015 STEPS Country report Viet Nam. 2015
3. Ton TT, Tran ATN, Do IT, Nguyen HL, Nguyen TTB, Nguyen MT, et al. Trends in prediabetes and diabetes prevalence and associated risk factors in Vietnamese adults. Epidemiology and Health. 2020; 42.
4. Nguyen D, Vien Q, Do T, Phan C, Nguyen H, Nguyen V, et al. Prevalence of undiagnosed diabetes and pre-diabetes and its associated risk factors in Vietnam. Journal of Global Health Science. 2019; 1.
5. Atlas ID. IDF Diabetes Atlas 2021, 10th edition. 2021.
6. Liu L-Y, Aimaiti X, Zheng Y-Y, Zhi X-Y, Wang Z-L, Yin X, et al. Epidemic trends of dyslipidemia in young adults: a real-world study including more than 20,000 samples. Lipids in Health and Disease. 2023; 22:108.
7. Tất Thắng T, Thị Tâm H. ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở 2 NHÓM BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP VÀ KHÔNG TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH (2022). Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; 520.