ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THÀNH CÔNG CỦA ĐIỀU TRỊ TIẾT CHẾ Ở THAI PHỤ ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN HUYỆN BÌNH CHÁNH

Khắc Vũ Hứa 1, Mai Xuân Hồng Tô 2,
1 Bệnh viện huyện Bình Chánh
2 Trường đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ bà mẹ và bé sơ sinh. Việc áp dụng đúng đắn một chế độ tiết chế đúng nhằm duy trì mức độ đường huyết ổn định trong thai kỳ. Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá tỷ lệ thành công của việc áp dụng chế độ điều chỉnh tiết chế dành cho thai phụ ĐTĐ tại BV huyện Bình Chánh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu dọc tiến cứu được tiến hành từ 01/11/2020 – 30/6/2021 tại Bệnh viện huyện Bình Chánh. Nghiên cứu thực hiện theo dõi điều trị tiết chế 143 thai phụ được chẩn đoán ĐTĐTK trong từ ≥24 tuần. Các thai phụ được tư vấn chi tiết một chế độ dinh dưỡng và kế hoạch theo dõi cụ thể về mức đường huyết cũng như kiểm soát về năng lượng trong khẩu phần ăn dựa vào phác đồ của Bộ Y tế. Kết quả đáp ứng điều trị dựa vào mức đường huyết đạt mục tiêu và kết cục thai kỳ.  Kết quả: Tỷ lệ điều trị tiết chế thành công chiếm 83,9% (KTC95%: 78,3 – 89,5). Trong đó, chúng tôi điều chỉnh năng lượng sử dụng hằng ngày tăng từ tuần 24 đến tuần 37: giai đoạn tuần 24-28: 1685,5 ± 310,1 calories; giai đoạn tuần 29 – 32: 1609,2 ± 316,6 calories; và giai đoạn từ tuần 33 – 37: 1704,3 ± 327,6 calories. Thai phụ tuân thủ điều trị kém tăng nguy cơ điều trị thất bại gấp 14,3 lần (KTC95%: 1,9 – 102,4; p=0,008). Thai phụ điều trị thất bại tăng nguy cơ sinh mổ gấp 17,8 lần đối tượng điều trị thành công (KTC95%: 1,3 – 247,4; p=0,032). Thai phụ điều trị thất bại tăng nguy cơ gặp tai biến ở trẻ gấp 4,3 lần đối tượng điều trị thành công (KTC95%: 1,1 – 16,8; p=0,039). Kết luận: Tư vấn và theo dõi tốt chế độ dinh dưỡng cho thai phụ đang mắc đái tháo đường giúp giảm kết cục xấu trong thai kỳ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cunningham F Gary (2014), "Williams obstetrics", McGraw-Hill Education/Medical, United States, pp.1125.
2. Deputy N. P (2018), "Prevalence and Changes in Preexisting Diabetes and Gestational Diabetes Among Women Who Had a Live Birth - United States, 2012-2016", MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 67(43), pp. 1201-1207.
3. Nguyễn Hằng Giang, Ngô Thị Kim Phụng (2014), Kết quả điều trị đái tháo đường thai kỳ bằng chế độ ăn chế tiết tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2013- 2014, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Trương Thị Nguyện Hảo (2016), Đánh giá hiệu quả tiết chế ăn uống trên thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện quận Thủ Đức, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phan Hoàng Mẫn Đạt (2019), Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện An Phước – Bình Thuận, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
6. M. N. Feghali (2019), "Response to Medical Nutritional Therapy and Need for Pharmacological Therapy in Women with Gestational Diabetes", Am J Perinatol. 36(12), pp.1250-1255.
7. R. Martis (2016), "Different intensities of glycaemic control for women with gestational diabetes mellitus", Cochrane Database Syst Rev. 4(4), Cd011624.
8. D. Farrar (2016), "Hyperglycaemia and risk of adverse perinatal outcomes: systematic review and meta-analysis", Bmj. 354, pp. i4694.