KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT MẤT VỮNG BẢN LỀ CỔ CHẨM BẰNG NẸP VÍT TẠI KHOA PTCS BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC TỪ 2014 – 2020

Vũ Văn Cường1, Đỗ Mạnh Hùng1,, Đinh Thế Hưng1
1 Bệnh viện hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bản lề cổ chẩm là vùng nối tiếp xương sọ với cột sống cổ cao C1C2. Đây là vùng có cấu trúc giải phẫu đặc biệt, ảnh hưởng nhiều đến tầm vận động của cột sống cổ. Cố định vùng chẩm cổ đã trải qua quá trình phát triển đáng kể do những tiến bộ trong kỹ thuật phẫu thuật và trang thiết bị. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này để đánh giá hiệu quả phẫu thuật của phương pháp cố định bản lề cổ chẩm bằng nẹp vít trong mất vững bản lề cổ chẩm. Phương pháp nghiên cứu:  Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên  bệnh nhân được cố định bản lề cổ chẩm bằng nẹp vít. Kết quả: Trong thời gian 6 năm (2014-2020) khoa PTCS Bv VĐ tiến hành phẫu thuật 17 trường hợp mất vững vùng cổ chẩm, bao gồm 15 nam, 2 nữ. Tuổi trung bình 43,41 (21 ÷ 67 tuổi), trong đó chấn thương 15 bệnh nhân, bệnh lý 2 bệnh nhân. Triệu chứng lâm sàng biểu hiện khi nhập viện chủ yếu là hội chứng chèn ép tủy sống (41.2%), liệt tiến triển tăng dần (66.6%). Tất cả bệnh nhân đều không có tổn thương thêm thần kinh và mạch máu sau mổ, triệu chứng thần kinh được cải thiện. Kết luận: Đây là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị mất vững vùng bản lề cổ chẩm

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alexander R.Vaccaro, Moe R.Lim, Joon Y Lee: Indications for surgery and stabilization techniques of the occipito-cervical junction. Injury,Int.J.Care Injured(2005)36:44-53.
2. A. Prescher: The craniocervical junction in man, the osseous variations, their significance and differential diagnosis. Ann Anat (1997) 179: 1-19
3. Arnold H.Menezes,MD: Occipitocervical Fixation. World Neurosurgery 73 (2010)6:635-637.
4. Corbett D. Winegar, MD., James P. Lawrence, MD., Brian C. Friel, BA., Carmella Fernandez, MD., Joseph Hong,BS., Mitchell Maltenfort, PhD., Paul A. Anderson, MD., and Alexander R.Vaccaro, MD, PhD: A systematic review of the occipital cervical fusion: techniques and outcomes. J Neurosurg Spine (2010)13:5-16
5. George Sapkas, Stamatios A.Papadakis, Dimitrios Segkos, Kontatinos Kateros, George Tsakotos and Pavlos Katonis: Posterior Instrumentation for Occipitocervical Fusion. The Open Orthopaedics Journal (2011)5: 209-218.
6. Ihab Zidan, Wael Fouad: Occipitocervical fixation in the manegement of craniocervical instabilities. Alexandria Journal of Medicine (2011) 47:185-192.
7. Russ P.Nockels. MD., Christopher I. Shaffrey, MD., Adam S. Kanter, MD., Syed Azeem, MD., and Julie E.York, MD: Occipitaocervical fusion with rigid internal fixation: long-term follow-up data in 69 patients. J Neurosurg Spine (2007)7:117-123.
8. R. Todd Allen, MD, PhD., Robert Decker, MD., Jae Taek Hong, MD., and Rick Sasso, MD: Complications of Occipitocervical Fixation. Spine surgery(2009):167-176.
9. Vincenzo Denaro MD, Alberto Di Martino MD, PhD: Cervical Spine Surgery an Historical Pers pective. Clin Orthop Relat Res (2011) 469:639-648