NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ TĂNG SẢN LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÚT ĐỘNG MẠCH TIỀN LIỆT TUYẾN

Đăng Dũng Vũ 1, Tuấn Minh Ngô 1, Việt Dũng Nguyễn 1,, Xuân Khái Nguyễn 2, Thanh Dũng Lê 3
1 Bệnh viện Quân y 354
2 Bệnh viện Quân y 103
3 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Đánh giá kết quả sớm điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (TSLTTTL) bằng phương pháp can thiệp nút động mạch tiền liệt tuyến. Đối tượng và phương pháp: 52 bệnh nhân được chẩn đoán TSLTTTL, được nút động mạch tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Quân y 354. Đánh giá kết quả sớm của kỹ thuật thông qua thang điểm IPSS (International Prostate Symptom Score), QoL (Quality of Life), lượng nước tiểu tồn dư và thể tích tuyến tiền liệt trên siêu âm. So sánh trước và sau điều trị bằng kiểm định t-test. Kết quả: Sau can thiệp 03 tháng, điểm IPSS giảm từ 31,58 điểm xuống còn 13,75; điểm QoL giảm từ 5,15 điểm xuống 1,87 điểm; thể tích tuyến tiền liệt trên siêu âm giảm từ 75,87 ± 30,07 cm3 xuống còn 50,46 ± 18,89 cm3, thể tích nước tiểu tổn dư sau can thiệp giảm từ 37,71 ± 20,28mL xuống còn 20,83 ± 8,66 mL. Sau can thiệp có 05 bệnh nhân gặp biến chứng ở mức độ nhẹ, chiếm tỷ lệ 9,6%. Kết luận: Nút động mạch tuyến tiền liệt là phương pháp hiệu quả trong điều trị TSLTTTL.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jonathan N Rubenstein,Kevin T McVary (2004), Transurethral Microwave Thermotherapy, in Management of Benign Prostatic HypertrophySpringer. pp. 109-124.
2. F. C. Carnevale, A. M. Moreira, A. M. de Assis. et al. (2020), "Prostatic Artery Embolization for the Treatment of Lower Urinary Tract Symptoms Due to Benign Prostatic Hyperplasia: 10 Years' Experience". Radiology, 296(2), pp. 444-451.
3. M. Q. Wang, L. P. Guo, G. D. Zhang. et al. (2015), "Prostatic arterial embolization for the treatment of lower urinary tract symptoms due to large (>80 mL) benign prostatic hyperplasia: results of midterm follow-up from Chinese population". BMC Urol, 15, pp. 33.
4. Hoàng Đức Thăng (2018). Đánh giá hiệu quả bước đầu điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt có bí tiểu cấp bằng phương pháp can thiệp nút động mạch tuyến tiền liệt. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Francisco Cesar Carnevale, Airton Mota Moreira, Andre Moreira de Assis. et al. (2020), "Prostatic Artery Embolization for the Treatment of Lower Urinary Tract Symptoms Due to Benign Prostatic Hyperplasia: 10 Years’ Experience", 296(2), pp. 444-451.
6. J. M. Pisco, H. Rio Tinto, L. Campos Pinheiro. et al. (2013), "Embolisation of prostatic arteries as treatment of moderate to severe lower urinary symptoms (LUTS) secondary to benign hyperplasia: results of short- and mid-term follow-up". Eur Radiol, 23(9), pp. 2561-72.
7. S. Madersbacher,M. Marberger (1999), "Is transurethral resection of the prostate still justified?". BJU Int, 83(3), pp. 227-37.
8. S. Lebdai, N. B. Delongchamps, M. Sapoval. et al. (2016), "Early results and complications of prostatic arterial embolization for benign prostatic hyperplasia". World J Urol, 34(5), pp. 625-32.
9. P. Svarc, M. Taudorf, M. B. Nielsen. et al. (2020), "Postembolization Syndrome after Prostatic Artery Embolization: A Systematic Review". Diagnostics (Basel), 10(9), pp.