QUAN ĐIỂM Y HỌC HIỆN ĐẠI VÀ Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH SAU ZONA

Lê Minh Hoàng1, Nguyễn Thị Minh Châu1,, Trần Thị Thảo Vân1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đau sau Zona hay còn gọi đau thần kinh sau Zona là một trong những biến chứng thần kinh thường gặp nhất sau khi mắc bệnh, là một tình trạng đau dai dẳng đặc trưng bởi cơn đau kéo dài từ nhiều tháng đến nhiều năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, chất lượng giấc ngủ và khả năng tham gia các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Đau sau Zona thường dễ chẩn đoán nhưng việc điều trị khỏi hoàn toàn cơn đau vẫn là vấn đề cần được quan tâm. Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã tập trung thực hiện nhiều liệu pháp điều trị đạt kết quả khả quan nhằm giảm thiểu cơn đau, cải thiện chất lượng cuộc sống mà an toàn với người bệnh bằng Y học hiện đại và Y học cổ truyền. Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu tổng quan góc nhìn y học hiện đại và y học cổ truyền trong điều trị đau thần kinh sau Zona nhằm cập nhật một số phương thức đã được thực hiện nghiên cứu mang lại bằng chứng đáng tin cậy, thuyết phục, được các bác sĩ lâm ứng dụng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Quy trình tổng quan được tiến hành thông qua việc tìm kiếm và tổng hợp thông tin cơ sở dữ liệu từ PubMed, Google Scholar cho các nghiên cứu liên quan đến đau thần kinh sau Zona. Kết luận: Mỗi phương pháp đều có bằng chứng đạt hiệu quả điều trị nhưng vẫn còn ít tác dụng phụ được báo cáo, các thủ thuật có tính chất xâm lấn cần phải đánh giá cẩn thận tỷ lệ rủi ro-lợi ích trước khi dùng. Vì vậy, trong điều trị cần phối hợp đa phương thức để đạt được kết quả mong muốn. Bằng chứng hiện tại không đủ để xác định phương pháp điều trị can thiệp tốt nhất. Các nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, các phân tích tổng hợp hệ thống cho thấy sự kết hợp các phương pháp mang lại sự tối ưu cho bệnh nhân

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ehrenstein B. Diagnosis, treatment and prophylaxis of herpes zoster. Z Rheumatol. 2020.79(10), 1009-1017, doi: 10.1007/s00393-020-00915-y
2. Lin C.S, Lin Y.C, Lao H.C, and Chen C.C. Interventional Treatments for Postherpetic Neuralgia: A Systematic Review. Pain Physician. 2019.22(3), 209-228, doi: 10.1007/s00393-020-00915-y
3. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu. Nhà xuất bản Y học. 2018. 73-76. Tập 1.
4. Trịnh Thị Diệu Thường, Nguyễn Văn Đàn. Bệnh học và điều trị Thần kinh kết hợp Đông Tây y. Nhà xuất bản Y học chi nhánh TP HCM. 2021. 220-240
5. Saguil A, Kane S. Mercado M, and Lauters R. Herpes Zoster and Postherpetic Neuralgia: Prevention and Management. Am Fam Physician. 2017. 96(10), 656-663.
6. He Y, He J, Miao F, Fan Y, Zhang F, and et al. A bibliometric and visualization analysis of global research on postherpetic neuralgia from 2000 to 2022: A review. Medicine (Baltimore). 2023. 102(45), e34502. doi: 10.1097/MD.0000000000034502.
7. Tôn Chi Nhân, Lê Thị Mỹ Tiên, Giáo trình y học cổ truyền cơ sở. Nhà xuất bản Y học chi nhánh TP HCM. 2023
8. Avijgan M, Hajzargarbashi S.T, Kamran A, Avijgan M. Postherpetic Neuralgia: Practical Experiences Return to Traditional Chinese Medicine. J Acupunct Meridian Stud. 2017. 10(3), 157-164. doi: 10.1016/j.jams.2017.02.003.
9. Gao N, Li M, Wang W, Wang L, Liu Z, and et al. Top 100 Most-Cited Papers in Herpes Zoster from 2000 to 2022: A Bibliometric Study. J Pain Res. 2023. 16, 1779-1797. doi: 10.2147/JPR.S409616.
10. Liu Q, Wu X, Guo J, Gao J, Liu B, and et al. Analgesic Effect of Electroacupuncture on Postherpetic Neuralgia: A Trial Protocol for a Multicenter Randomized Controlled Trial. Pain Ther. 2021. 10(2), 1755-1771. doi: 10.1007/s40122-021-00283-8.