TỔNG QUAN HIỆU QUẢ TẬP NUỐT Ở NGƯỜI BỆNH NHỐI MÁU NÃO CẤP CÓ RỐI LOẠN NUỐT

Trần Hữu Thông1,, Nguyễn Thị Thu Hiền2,3, Lê Thanh Tùng3, Trần Hữu Trung4
1 Trung tâm cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
4 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Tìm hiểu các hình thức can thiệp dựa trên bằng chứng đối với người bệnh nhồi máu não cấp có rối loạn nuốt. Thiết kế: Tổng quan các nghiên cứu can thiệp được công bố từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 5 năm 2022 với các từ khóa: “Rối loạn nuốt sau đột quỵ”, “Nhồi máu não cấp”, “phục hồi chức năng nuốt”, “quản lý rối loạn nuốt” từ các cơ sở dữ liệu khoa học Pubmed và Cochrane. Phương pháp: Tìm kiếm tài liệu từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2022 sử dụng các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Thực hiện theo lược đồ PRISMA. Các tài liệu được xem xét theo tiêu đề, tóm tắt và toàn văn, sau đó được đánh giá chất lượng. Các nghiên cứu liên quan được trích dẫn và tổng hợp. Kết quả: 385 bài báo đã được truy xuất thông qua tìm kiếm cơ sở dữ liệu. Sau sàng lọc ban đầu, 122 bài báo toàn văn đã được sàng lọc, trong đó có sáu nghiên cứu được đánh giá là chất lượng cao. Bốn nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên có đối chứng, một nghiên cứu bán thử nghiệm, một nghiên cứu can thiệp không có nhóm chứng được thực hiện tại trung tâm đột quỵ trong các bệnh viện. Sáu nghiên cứu đều báo cáo có sự cải thiện về chức năng nuốt và chất lượng cuộc sống. Kết luận: Các biện pháp can thiệp rối loạn nuốt sau đột quỵ là bằng chứng mạnh mẽ giúp giảm thiểu tỉ lệ viêm phổi do hít sặc và cải thiện chức năng nuốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Cohen, D.L., et al., Post-stroke dysphagia: A review and design considerations for future trials. Int J Stroke, 2016. 11(4): p. 399-411.
2. Wirth, R., et al., Oropharyngeal dysphagia in older persons - from pathophysiology to adequate intervention: a review and summary of an international expert meeting. Clin Interv Aging, 2016. 11: p. 189-208.
3. Arnold, M., et al., Dysphagia in Acute Stroke: Incidence, Burden and Impact on Clinical Outcome. PLoS One, 2016. 11(2): p. e0148424.
4. Hien, N.T., et al. Factors Related to Health Status among Ischemic Stroke Patients with Dysphagia. 2017.
5. Trung, N.Đ., Nghiên cứu rối loạn nuốt ở bệnh nhân nhồi máu não bằng thang điểm của Mann và đánh giá các yếu tố liên quan. 2016. Luận văn Bác sĩ CK II, Trường Đại học Y Hà Nội: p. 108.
6. Gomes, C.A., Jr., et al., Percutaneous endoscopic gastrostomy versus nasogastric tube feeding for adults with swallowing disturbances. Cochrane Database Syst Rev, 2012(3): p. Cd008096.
7. Bath, P.M., H.S. Lee, and L.F. Everton, Swallowing therapy for dysphagia in acute and subacute stroke. Cochrane Database Syst Rev, 2018. 10(10): p. Cd000323.
8. Zheng, L., Y. Li, and Y. Liu, The individualized rehabilitation interventions for dysphagia: a multidisciplinary case control study of acute stroke patients. Int J Clin Exp Med, 2014. 7(10): p. 3789-94.
9. Liberati, A., et al., The PRISMA statement for reporting systematic reviews and meta-analyses of studies that evaluate health care interventions: explanation and elaboration. PLoS Med, 2009. 6(7): p. e1000100.
10. Arnold, R.J. and N. Bausek, Effect of respiratory muscle training on dysphagia in stroke patients-A retrospective pilot study. Laryngoscope Investig Otolaryngol, 2020. 5(6): p. 1050-1055.
11. Carnaby, G., G.J. Hankey, and J. Pizzi, Behavioural intervention for dysphagia in acute stroke: a randomised controlled trial. Lancet Neurol, 2006. 5(1): p. 31-7.
12. Priya, N. A study to assess the effectiveness of Chin Tuck Against Resistance (CTAR) exercise in improving swallowing ability among Cerebrovascular accident patients with dysphagia at selected hospital, Coimbatore. 2017.