SO SÁNH SỰ THAY ĐỔI NGƯỠNG ĐAU GIỮA PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM VÀ CHÂM TẢ TẠI HUYỆT NỘI QUAN, HỢP CỐC Ở BÊN PHẢI TRÊN NGƯỜI KHỎE MẠNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Điện châm (EA) là một phương pháp điều trị phổ biến và dần thay thế phương pháp châm tả truyền thống (MA) để điều trị đau. Tuy nhiên, EA phổ biến như vậy là vì hiệu quả giảm đau tốt hơn MA hay do sự tiện lợi mà phương pháp này mang lại thì vẫn còn nhiều tranh cãi. Huyệt Nội quan, Hợp cốc đã được ứng dụng trên lâm sàng và nhiều nghiên cứu ghi nhận hiệu quả giảm đau lên vùng đầu mặt cổ. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa ghi nhận được sự thay đổi ngưỡng đau vùng đầu mặt cổ khi châm cứu ở một bên cơ thể. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích So sánh sự thay đổi ngưỡng đau ngoài da giữa phương pháp điện châm và châm tả tại huyệt nội quan, hợp cốc ở bên phải trên người khỏe mạnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp có đối chứng, thực hiện trên 30 người tình nguyện khỏe mạnh, được thực hiện tại Phòng nghiên cứu Châm cứu thực nghiệm, Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian thực hiện từ ngày 01/3/2023 – 28/4/2023. Kết quả: Cả 2 phương pháp EA và MA đều làm tăng ngưỡng đau vùng đầu mặt cổ (p<005), sự tăng ngưỡng đau không có khác biệt thống kê giữa 2 phương pháp (p>0.05), tác dụng không mong muốn ghi nhận là đau tại chỗ châm kim: 6.67% (điện châm), 13.33% (châm tả). Kết luận: EA và MA huyệt Nội quan, Hợp cốc bên phải đều có thể làm tăng ngưỡng đau vùng đầu mặt cổ, cả 2 phương pháp trên đều an toàn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
điện châm, châm tả, ngưỡng đau, Nội quan, Hợp cốc.
Tài liệu tham khảo
2. Ngô Thị Kim Oanh. Vùng giảm cảm giác đau ngoài da khi châm nhóm huyệt hoa đà giáp tích cổ 1, 2, 3, 4 trên người bình thường. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2013; 18(1):13.
3. Trần Công Thắng, Mai Phương Thảo, Bùi Diễm Khuê. Giáo trình hệ thần kinh và hành vi. 2020: 137-190.
4. Farber PL, Tachibana A, Campiglia HM. Increased pain threshold following electroacupuncture: analgesia is induced mainly in meridian acupuncture points. Acupunct Electrother Res. 1997; 22(2):109-17.
5. Langevin HM, Schnyer R, MacPherson H, et al. Executive Board of the Society for Acupuncture Research. Manual and electrical needle stimulation in acupuncture research: pitfalls and challenges of heterogeneity. J Altern Complement Med. 2015 Mar;21(3):113-28.
6. Li Y, Yu Y, Liu Y, Yao W. Mast Cells and Acupuncture Analgesia. Cells. 2022;11(5):860.
7. Liu K, Jiang JF, Lu SF. [Effect characteristics and mechanism of acupuncture in autonomic nerve regulation]. Zhen Ci Yan Jiu. 2021; 46(4):41-335.
8. Niu X, Zhang M, Liu Z, et al. Interaction of acupuncture treatment and manipulation laterality modulated by the default mode network. Mol Pain. 2017.
9. Schliessbach J, Klift E, Arendt-Nielsen L, et al. The effect of brief electrical and manual acupuncture stimulation on mechanical experimental pain. Pain Med. 2011 Feb;12(2):268-75.
10. Shen YF, Younger J, Goddard G, Mackey S. Randomized clinical trial of acupuncture for myofascial pain of the jaw muscles. J Orofac Pain. 2009; 23(4):9-353.
11. Wang D, Shi H, Yang Z, et al. Efficacy and Safety of Transcutaneous Electrical Acupoint Stimulation for Postoperative Pain: A Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials. Pain Res Manag. 2022.
12. Zaslawski CJ, Cobbin D, Lidums E, et al. The impact of site specificity and needle manipulation on changes to pain pressure threshold following manual acupuncture: a controlled study. Complement Ther Med. 2003 Mar;11(1):11-21.