KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM BAN ĐẦU CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI CÓ HỖ TRỢ ROBOT TRONG CẮT TOÀN BỘ THẬN TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN

Nguyễn Hoàng Luông1,2,, Phạm Phú Phát2, Nguyễn Tế Kha2, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng2, Nguyễn Ngọc Châu2, Đỗ Anh Toàn2
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Bình Dân

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đánh giá và phân tích kinh nghiệm ban đầu về phương pháp phẫu thuật nội soi có hỗ trợ robot trong cắt thận tận gốc tại Bệnh viện Bình Dân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi phân tích hồi cứu dữ liệu từ 46 bệnh nhân với chẩn đoán bướu thận được thực hiện PTNS có hỗ trợ robot cắt thận tận gốc tại Bệnh viện Bình Dân từ tháng 01/2020 đến tháng 09/2023. Các đặc điểm lâm sàng, quá trình phẫu thuật cũng như các biến chứng được ghi nhận và phân tích. Kết quả: 46 bệnh nhân (29 nam, 17 nữ, trung bình 58 tuổi, từ 48 đến 66) được điều trị. Kính thước bướu trung bình là 68 mm, trong đó có 24 trường hợp giai đoạn cT1, 19 trường hợp giai đoạn cT2, 3 trường hợp giai đoạn cT3. Không có bệnh nhân nào cần chuyển mổ mở; tổng thời gian phẫu thuật và lắp cánh tay robot trung bình lần lượt là 158  và 14 phút. Lượng máu mất ước tính trung bình là 46 ml và không có bệnh nhân nào cần máu truyền máu. Trong thời gian chu phẫu, không có biến chứng lớn tương ứng với cấp độ Clavien-Dindo ≥ 3 đã xảy ra. Kết quả giải phẫu bệnh ghi nhận 42 trường hợp ung thư biểu mô tế bào thận (UTBMTBT) và 4 trường hợp không phải UTBMTBT. Kết luận: Qua nghiên cứu, chúng tôi bước đầu nhận thấy rằng PTNS có hỗ trợ robot trong cắt thận tận gốc là phương thức an toàn và hiệu quả. Với kết quả chu phẫu từ những kinh nghiệm ban đầu có thể được coi là thuận lợi. Nói chung, nghiên cứu giúp củng cố thêm chứng cứ nhằm đưa PTNS có hỗ trợ robot cắt thận tận gốc có thể là một giải pháp thay thế đầy hứa hẹn cho phẫu thuật nội soi đơn thuần cắt toàn bộ thận với bướu thận phức tạp hoặc trong trường hợp không thể thực hiện PTNS có hỗ trợ robot trong cắt một phần thận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Dagenais J, Bertolo R, Garisto J, et al. Variability in partial nephrectomy outcomes: does your surgeon matter? Eur Urol. 2019;75:628-634.
2. Shin TJ, Song C, Kim CS, et al. Surgical details and renal function change after robot-assisted partial nephrectomy. Int J Urol. 2020;27:457-462.
3. Motoyama D, Sato R, Watanabe K, et al. Perioperative outcomes in patients undergoing robot-assisted partial nephrectomy: comparative assessments between complex and noncomplex renal tumors. Asian J Endosc Surg. 2021;14:379-385.
4. Klingler DW, Hemstreet GP, Balaji KC. Feasibility of robotic radical nephrectomy—initial results of single-institution pilot study. Urology. 2005;65:1086-1089.
5. Jeong IG, Khandwala YS, Kim JH, et al. Association of robotic-assisted vs laparoscopic radical nephrectomy with perioperative outcomes and health care costs, 2003 to 2015. JAMA. 2017; 318:1561-1568.
6. Gershman B, Bukavina L, Chen Z, et al. The association of robot-assisted versus pure laparoscopic radical nephrectomy with perioperative outcomes and hospital costs. Eur Urol Focus. 2020;6:305-312.
7. Anele UA, Marchioni M, Yang B, et al. Robotic versus laparoscopic radical nephrectomy: a large multi-institutional analysis (ROSULA Collaborative Group). World J Urol. 2019;37:2439-2450.
8. Asimakopoulos AD, Miano R, Annino F, et al. Robotic radical nephrectomy for renal cell carcinoma: a systematic review. BMC Urol. 2014;14:75.
9. Motoyama D, Matsushita Y, Watanabe H, et al. Significant impact of three-dimensional volumetry of perinephric fat on the console time during robot-assisted partial nephrectomy. BMC Urol. 2019;19:132.
10. Shen D, Du S, Huang Q, et al. A modified sequential vascular control strategy in robot-assisted level III-IV inferior vena cava thrombectomy: initial series mimicking the open ‘milking’ technique principle. BJU Int. 2020; 126: 447-456.