ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT CÓ DẤU HIỆU NẶNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Nguyễn Thị Thu Hà1,2,, Đỗ Tuấn Đạt1,3, Phan Thị Huyền Thương1,2
1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật có dấu hiệu nặng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang trên 125 thai phụ được được chẩn đoán tiền sản giật, trong đó có 96 thai phụ được chẩn đoán TSG có dấu hiệu nặng tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2022. Kết quả: Tỷ lệ thai phụ tiền sản giật (TSG) có dấu hiệu nặng là 76,8%. Phần lớn thai phụ trong nhóm nghiên cứu dưới 35 tuổi (55,2%) và được chẩn đoán khi tuổi thai < 34 tuần (62,5%). 78,1% thai phụ trong nghiên cứu có tăng huyết áp (THA) mức độ 2 trở lên (HA tâm thu ≥ 160 và/hoặc HA tâm trương ≥ 110 mmHg). Hầu hết thai phụ TSG có phù (81,3%) và protein niệu ≥ 0,5 g/l (74,0%). 43,6% thai phụ TSG có dấu hiệu nặng có triệu chứng biểu hiện tổn thương cơ quan đích. Kết luận: TSG có dấu hiệu nặng thường xuất hiện trước tuần 34, trong đó THA nặng là dấu hiệu nặng thường gặp nhất

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. A. Hauspurg, W. Ying, C. A. Hubel et al (2018). Adverse pregnancy outcomes and future maternal cardiovascular disease. Clin Cardiol, 41 (2), 239-246.
2. L. Duley (2009). The global impact of pre-eclampsia and eclampsia. Semin Perinatol, 33 (3), 130-137.
3. Gestational Hypertension and Preeclampsia: ACOG Practice Bulletin Summary, Number 222 (2020). Obstet Gynecol, 135 (6), 1492-1495.
4. T. L. G. Trương (2022). NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM DOPPLER TRONG TIÊN LƯỢNG TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA THAI Ở THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT. Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam, (29), 48-48.
5. L. Belay Tolu, E. Yigezu, T. Urgie et al (2020). Maternal and perinatal outcome of preeclampsia without severe feature among pregnant women managed at a tertiary referral hospital in urban Ethiopia. PLoS One, 15 (4), e0230638.
6. M. Storgaard, A. Loft, C. Bergh et al (2017). Obstetric and neonatal complications in pregnancies conceived after oocyte donation: a systematic review and meta-analysis. Bjog, 124 (4), 561-572.
7. S. Lisonkova andK. S. Joseph (2013). Incidence of preeclampsia: risk factors and outcomes associated with early- versus late-onset disease. Am J Obstet Gynecol, 209 (6), 544.e541-544.e512.
8. B. M. Sibai (2005). Diagnosis, prevention, and management of eclampsia. Obstet Gynecol, 105 (2), 402-410.
9. P. L. Nam (2016). Nghiên cứu nồng độ acid uric máu trong bệnh lý tiền sản giật – sản giật và mối liên quan với những biến chứng mẹ và kết quả thai nhi, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế.,