TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC “BỔ ÂM ÍCH KHÍ TIỄN” TRONG ĐIỀU TRỊ TRĨ NỘI

Nguyễn Thị Thanh Tú1,, Đỗ Thị Thanh Hương1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Bổ âm ích khí tiễn” trên bệnh nhân trĩ nội thể khí huyết hư. Phương pháp Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có nhóm đối chứng, so sánh kết quả trước và sau can thiệp. Sáu mươi bệnh nhân được chẩn đoán là trĩ nội chia làm 2 nhóm: nhóm nghiên cứu được uống bài thuốc Bổ âm ích khí tiễn; nhóm đối chứng được uống Dilodin 500mg. Kết quả: Trước điều trị, 100% bệnh nhân ở hai nhóm có chảy máu búi trĩ. Sau 14 ngày điều trị, tỷ lệ bệnh nhân không chảy máu ở nhóm nghiên cứu là 46,7% nhóm chứng là 33,3%. Kết quả thu nhỏ độ trĩ, cải thiện các triệu chứng táo bón, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt ở nhóm nghiên cứu tốt hơn nhóm chứng với p < 0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật,(1),(2), 557 - 558, 664, 846 - 847.
2. Lê Xuân Huệ (1998). Nghiên cứu điều trị trĩ vòng bằng phương pháp Toupet, Luận án tiến sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Phúc, Hoàng Minh Chung (2022). Khảo sát thành phần catapol và 5-hydroxymethylfurfural trong Thục địa. Tạp chí nghiên cứu Y học 158 (10).
4. Trịnh Hồng Sơn (2014). Phẫu thuật Longo điều trị bệnh trĩ, Nhà xuất bản y học, 184
5. Hải thượng lãn ông Lê Hữu Trác (2001). Luận về khí huyết, Trĩ mạch lươn, Hải Thượng Y tông tâm lĩnh, Quyển 7-Khôn hóa thái chân, Quyển 57-Hành giản trân nhu, Nhà xuất bản y học, 193-196, 487-489.
6. Phạm Văn Trịnh, Lê Thị Hiền (2018). Bệnh học Ngoại – Phụ y học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 98-99, 98-100.
7. Đặng Kim Thu và cộng sự (2018). Nghiên cứu tác dụng bảo vệ dạ dày, tá tràng của bột dinh dưỡng sử dụng một số dược liệu trồng ở vùng Tây Bắc. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN 34(2), 43-50.
8. Fox A, Tietze PH, Ramakrishnan K (2014). Anorectal conditions: hemorrhoids.FP Essent 419, 11-9.
9 Leah Hechtman MSci, BHSc (Nat), ND (2020). Volume 2 – Angelica sinensis. Textbook of Natural Medicine (Fifth Edition), 1431-1452.
10. ZengYong Wang et al (2017). Cimicifugamide from Cimicifuga rhizomes functions as a nonselective β-AR agonist for cardiac and sudorific effects. Biomedicine&Pharmacotherapy Vol 90, 122-130.